Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn

Thi hành án để thu hồi nợ về mặt pháp lý là hoạt động nhằm đưa các Bản án, Quyết định của Tòa án; Phán quyết, Quyết định của Trọng tài Thương mại (sau đây gọi chung là “Bản án, Quyết định”) ra thi hành trên thực tế, nhằm thu hồi nợ, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là “Người được thi hành án”) khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Thi hành án để thu hồi nợ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của việc thu hồi tiền, tài sản bằng các công cụ pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho Người được thi hành án sau khi có được Bản án, Quyết định có hiệu lực của các cơ quan tài phán có thẩm quyền. Bài viết về Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn dưới đây sẽ giới thiệu các bước chi tiết cũng như các nội dung liên quan khác về các biện pháp thi hành án, yêu cầu thi hành án để thu hồi nợ tại Việt Nam.

Hiểu như thế nào về Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn?

Trước tiên, thi hành án để thu hồi nợ là quá trình diễn ra sau khi các tổ chức, cá nhân sử dụng các công cụ pháp lý như hòa giải thương mại, khởi kiện tại Tòa án, Trọng tài thương mại và nhận được các Bản án, Quyết định được ban hành bởi Tòa án hay Hội đồng Trọng tài hay thỏa thuận hòa giải được lập bởi Hòa giải viên. Theo đó, khi các văn bản pháp lý này có hiệu lực pháp luật thì Tòa án có trách nhiệm chuyển Bản án, Quyết định kèm theo các bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản hoặc các tài liệu có liên quan khác đến cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Lúc này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền sẽ ban hành Quyết định Thi hành án chủ động hoặc Quyết định Thi hành án theo yêu cầu (khi có yêu cầu từ đương sự). Trường hợp, Người bị thi hành án hợp tác, thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì việc thu hồi nợ xem như được giải quyết. Ngược lại, nếu Người bị thi hành án không tự nguyện, hợp tác để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình thì quá trình thu hồi nợ sẽ trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi Người được thi hành án và các cơ quan có thẩm quyền phối hợp, thực hiện nhiều công việc từ thông báo; xác minh điều kiện thi hành án; áp dụng Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn như phong toả tài sản, tránh Người bị thi hành án tẩu tán tài sản; cưỡng chế thi hành án; giao, nhận quyền lợi, tài sản; thanh toán tiền thi hành án v.v. đến kết thúc việc thi hành án.

Quy trình, thủ tục thực hiện Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn

Như đề cập ở trên, quy trình thi hành án để thu hồi nợ bắt đầu khi có Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật, theo đó, cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án (Thi hành án chủ động) hoặc tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án (Thi hành án theo yêu cầu). Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích quy trình, thủ tục thi hành án theo yêu cầu; theo đó, tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện việc thông báo, xác minh, áp dụng Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn, cưỡng chế thu hồi nợ qua các bước sau:

Soạn thảo và nộp Đơn yêu cầu thi hành án

Để tránh tình trạng Đơn yêu cầu bị cơ quan thi hành án yêu cầu sửa đổi nhiều lần, việc soạn thảo các văn bản pháp lý nói chung và Đơn yêu cầu thi hành án nói riêng cần phải được thể hiện rõ ràng và mạch lạc trong nội dung, chỉn chu và chuyên nghiệp trong hình thức; do đó, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ đến các công ty luật để hỗ trợ việc thực hiện soạn thảo văn bản này. Trường hợp tự soạn thảo, tổ chức, cá nhân cần lưu ý, Đơn yêu cầu thi hành án cần có các nội dung chính sau:[1]

Sau khi nộp Đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm tiếp nhận đơn của người yêu cầu. Trường hợp đơn hợp lệ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu; trong vòng hai (02) ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định, Thủ trưởng phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành Quyết định. Đồng thời, cơ quan thi hành án phải gửi Quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho các đương sự trong vụ việc và gửi Quyết định cưỡng chế thi hành án cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Quyết định cưỡng chế thi hành án.

Xác minh điều kiện thi hành án để thu hồi nợ

Trên thực tế, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn của mình; do đó việc xác minh tổ chức, cá nhân có còn điều kiện, khả năng thi hành án hay không là cần thiết cho mục đích thu hồi nợ của Người được thi hành án. Để xác minh điều kiện thi hành án để thu hồi nợ, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu Chấp hành viên thực hiện xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể tự mình xác minh được và/hoặc hết thời gian tự nguyện thi hành án nhưng Người bị thi hành án không tự nguyện thi hành án. Lưu ý, việc yêu cầu Chấp hành viên hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án cần được lập thành văn bản chi tiết, liệt kê tất cả các biện pháp mà người yêu cầu đã áp dụng mà không có kết quả và nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ cho việc này. Việc xác minh điều kiện thi hành án để thu hồi nợ cần được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời, để đảm bảo cho bước áp dụng Các Biện Pháp Thi Hành Án Để Thu Hồi Nợ được tiến hành một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Lưu ý, Người được thi hành án không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện.

Áp dụng Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn

Khi nhận thấy Người bị thi hành án không tự nguyện, hợp tác thực hiện theo Quyết định thi hành án, bên cạnh đó, qua việc xác minh điều kiện thi hành án, nhận thấy Người bị thi hành án có tài sản để thi hành án thu hồi nợ thì Chấp hành viên trong vòng 24 giờ, cần phải ra quyết định áp dụng Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn bao gồm các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế phù hợp. Theo đó, Người được thi hành án có thể yêu cầu Chấp hành viên áp dụng các biện pháp như được liệt kê dưới đây:

Trường hợp, Người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở địa phương khác thì Thủ trưởng cơ quan thì hành án phải ra quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án ở địa phương đó để tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Lưu ý, Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

Thanh toán tiền Thi Hành Án và kết thúc việc Thi Hành Án

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự hiện hành, việc thanh toán tiền, tài sản khi Người phải thi hành án thực hiện Quyết định thi hành án được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau:

Trường hợp có nhiều người được thi hành án cùng một lúc thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như trên, nếu trong cùng một hàng, có nhiều người được thi hành án, thì số tiền thi hành sẽ được phân bổ theo tỷ lệ phần trăm mà họ được thi hành.

Theo quy định của pháp luật, thì việc thi hành án sẽ đương nhiên kết thúc khi có các văn bản hoặc xác nhận sau (i) Xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc đương sự đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình (ii) Quyết định đình chỉ thi hành án. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan thi hành án thường sẽ không ban hành xác nhận về việc đương sự đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình hay chưa mà thay vào đó, việc xác nhận có hay không việc đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ có thể được thể hiện bằng các văn bản khác như phiếu chi tiền cho Người được thi hành án trong trường hợp trả tiền, biên bản thỏa thuận trong trường hợp đương sự thỏa thuận thi hành án.v.v.

Tầm quan trọng của sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa Cơ quan thi hành án với các tổ chức tín dụng và/ hoặc các tổ chức là bên nhận thế chấp tài sản của Người phải thi hành án trong việc tổ chức các Biện Pháp Thi Hành Án Để Thu Hồi Nợ

Thi Hành Án Để Thu Hồi Nợ là hoạt động tố tụng, ngoài việc phải tuân thủ các quy trình, thủ tục theo quy định của luật để đảm bảo mọi Quyết định, hành vi của cơ quan thi hành án được ban hành là đúng trình tự, thủ tục thì cơ quan thi hành án cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan và tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan trong việc tổ chức áp dụng Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả của công tác Thi Hành Án nói chung.

Áp dụng Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn, về cơ bản, cần lưu ý đến việc, Người phải thi hành có còn tài sản để thi hành hay không, để xác minh được vấn đề này, cần Chấp hành viên phải có những mối quan hệ với các bên là tổ chức tín dụng và/hoặc là bên nhận thế chấp tài sản của Người phải thi hành án để kịp thời liên hệ, ngăn chặn các hành vi có nguy cơ tẩu tán tài sản, bên cạnh đó, cũng cần phải có quan hệ với các cơ quan liên ngành, các cơ quan tại địa phương, để kịp thời thông báo, thực hiện kê biên tài sản và/ hoặc ủy thác để xác minh điều kiện thi hành án.

Trên đây là nội dung khái quát liên quan đến Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn Phước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

[1] Điều 31 Luật Thi hành án 2008, sửa đổi, bổ sung 2014.

Summary
Article Name
Các Biện Pháp Thi Hành Án Thu Hồi Nợ Chuẩn
Description
Thi hành án để thu hồi nợ về mặt pháp lý là hoạt động nhằm đưa các Bản án, Quyết định của Tòa án; Phán quyết, Quyết định của Trọng tài Thương mại (sau đây gọi