Vận chuyển hàng hóa là một phần không thể thiếu trong quy trình bán hàng, kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc vận chuyển hàng hóa không chỉ dừng lại ở việc vận chuyển trong nước mà còn vận chuyển hàng hóa đi quốc tế, đến các quốc gia khác trên thế giới. Vậy, các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa của pháp luật Việt Nam như thế nào?
Việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, theo đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã được chỉ định theo thỏa thuận và giao hàng đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ vận chuyển và các khoản phí khác cho bên vận chuyển.
Các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa về chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập[1];
- Tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện[2].
Các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa liên quan đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có đối tượng là hàng hóa, bao gồm toàn bộ các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, hàng hóa được vận chuyển không được là hàng cấm, hàng gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc hàng hóa cấm lưu thông trên thị trường.
Các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa liên quan nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Trong số các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các vấn đề về thời gian, địa điểm vận chuyển hàng hóa là quan trọng nhất. Các bên sẽ phải thỏa thuận với nhau về địa điểm sẽ vận chuyển hàng hóa đến là ở đâu, ai là người nhận, giao nhận vào thời điểm nào.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Bên vận chuyển có các quyền chủ yếu sau: kiểm tra sự xác thực của hàng hóa, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác; từ chối vận chuyển hàng hóa không đúng với loại hàng hóa đã thỏa thuận; yêu cầu bên thuê vận chuyển hàng hóa thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn và từ chối vận chuyển hàng hóa cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết. Song song đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ chủ yếu sau: bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn; giao tài sản cho người có quyền nhận; chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật và bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Bên thuê vận chuyển hàng hóa nghĩa vụ chủ yếu sau đây: trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận; cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa vận chuyển để đảm bảo an toàn cho hàng hóa vận chuyển và trông coi hàng hóa trên đường vận chuyển (nếu có thỏa thuận). Bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở hàng hóa đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận và trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại hàng hóa đã thuê vận chuyển.
Trên đây là nội dung khái quát về các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về vấn đề các quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
[1] Điều 117.1(a) Bộ luật dân sự 2015.
[2] Điều 117.1(b) Bộ luật dân sự 2015.