Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Mẫu Biên bản hòa giải lao động 2023

Theo quy định của pháp luật lao động có định nghĩa rằng “tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động[1]”.

Các loại tranh chấp lao động được pháp luật điều chỉnh cũng rất đa dạng, bao gồm (i) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động (NLĐ) với người sử dụng lao động (NSDLĐ); giữa NLĐ với doanh nghiệp, tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa NLĐ thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; và (ii)Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện NLĐ với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. Theo quy định hiện hành, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm: (i) Hòa giải viên lao động; (ii) Hội đồng trọng tài lao động; (iii) Tòa án nhân dân[2].

Có thể thấy tranh chấp lao động là một vấn đề thường gặp trong môi trường làm việc và có thể ảnh hưởng đến cả NSDLĐ và NLĐ. Tranh chấp lao động có thể xuất phát từ nhiều lý do như chính sách nội bộ của công ty còn chưa rõ ràng, các quy chế liên quan đến lao động chưa được ban hành đúng theo thủ tục, chưa tham khảo ý kiến của NLĐ, cách thức quản lý nhân sự chưa thực sự hiệu quả, hoặc phía NLĐ có những sai phạm lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty ….và nhiều tình huống xung đột khác chưa được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật lao động dẫn đến hậu quả tranh chấp và kiện tụng không mong muốn. Vì vậy, khi xảy ra những tính huống tương tự như trên, việc thương lượng, tìm kiếm giải pháp và hòa giải lao động thường được coi là phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp lao động.

Các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải

Đối với các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải[3]:

Như vậy, đối với các tranh chấp lao động không thuộc phạm vi liệt kê nêu trên thì khi có phát sinh tranh chấp bắt buộc phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, được ghi nhận trên biên bản hòa giải lao độngđể đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Nội dung của mẫu biên bản hòa giải lao động 2023

Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007 của BLĐTBXH có ban hành kèm theo mẫu số 7 – Mẫu biên bản hòa giải lao động. Mặc dù Thông tư này đã hết hiệu lực, đến nay vẫn chưa có quy định mới hướng dẫn thay thế đối với Mẫu biên bản hòa giải lao động này. Do đó, trên tình thần áp dụng nội dung của mẫu biên bản hòa giải lao động, biên bản hòa giải trong vụ án dân sự phải gồm những nội dung sau đây:

MẪU SỐ 7:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Cơ quan quản lý lao động(quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

 

………., ngày…….. tháng ….năm ……

 

BIÊN BẢN

HÒA GIẢI VỤ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

1. Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên họp hòa giải:

2. Thành phần tham dự:

2.1. Họ tên hòa giải viên lao động:

2.2. Họ tên của bên yêu cầu hòa giải:

2.3. Thông tin của bên bị yêu cầu hòa giải:

3. Nội dung tranh chấp:

4. Những tình tiết, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp lao động:

5. Ý kiến của bên yêu cầu:

6. Ý kiến của bên bị yêu cầu:

7a. Phương án hoà giải của hòa giải viên đã được hai bên nhất trí, cụ thể:

Hai bên tranh chấp lao động có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản này. (áp dụng cho trường hợp hòa giải thành)

7b. Lý do hòa giải không thành của vụ tranh chấp:

Phiên họp hòa giải kết thúc vào hồi…….giờ….ngày…..tháng……

 

HÒA GIẢI VIÊN

(Ký, ghi rõ họ tên)

HAI BÊN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Người lao động hoặc người được ủy quyền
(đối với tranh chấp lao động cá nhân)
Hoặc đại diện tập thể lao động
(đối với tranh chấp lao động tập thể)
(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh)

 

Đại diện người sử dụng lao động

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh)

 

Trên đây là nội dung khái quát liên quan đến Mẫu Biên bản hòa giải lao động 2023 mà Phước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

[1] Điều 179.1 BLLĐ

[2] Điều 187 BLLĐ

[3] Điều 188 BLLĐ