Giấy phép kinh doanh được cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức ghi nhận các nội dung doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh. Nhưng một khi người đại diện nghỉ thì doanh nghiệp, tổ chức cần thay đổi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh diễn ra như thế nào. Không biết thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu? Không biết sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh thì cần phải thực hiện những thủ tục gì liên quan đến thuế, hoá đơn, ngân hàng, hợp đồng, và những cơ quan liên quan. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc.
Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục thay đổi thông tin trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Các trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi giấy phép kinh doanh:
Doanh nghiệp cần xác định nội dung sẽ thay đổi trong số các nội dung có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đồng thời thay đổi một hoặc nhiều nội dung. Thông thường, những nội dung doanh nghiệp thường thay đổi sẽ là:
- Thay đổi tên công ty (tên tiếng Việt, tên nước ngoài, tên viết tắt)
- Thay đổi địa điểm trụ sở chính
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh (thêm, rút ngành nghề)
- Thay đổi vốn điều lệ (tăng, giảm, cơ cấu lại vốn điều lệ/vốn góp/cổ phần)
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Thay đổi thành viên/cổ đông công ty
- Thay đổi con dấu công ty
Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
Thành phần hồ sơ được quy định tại Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật (Phụ lục II-2);
- Bản sao giấy tờ pháp lý (quy định tại điều 11 nghị định 01/2021/nđ-cp) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới ;
- Nghị quyết, Quyết định và bản sao Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty (mẫu quyết định và biên bản họp tham khảo);
- Nghị quyết, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp.
Quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2024
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh
Chuẩn bị giấy tờ liên quan cho hồ sơ thay đổi đăng ký theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh tới Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp nộp hoặc uỷ quyền nộp Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Hình thức nộp: Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
Hồ sơ sẽ trải qua một quá trình thẩm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung cần thay đổi theo yêu cầu từ doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Ngược lại, nếu hồ sơ không được chấp nhận, cơ quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp điều chỉnh lại.
Bước 4: Công khai thông tin thay đổi trên đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đã thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định.
Bước 5: Hoàn thiện một số công việc sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh
Tuỳ vào mỗi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số công việc liên quan sau đó.
Trên đây là quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh khi người đại diện nghỉ mà Phước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý này, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.