Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

Đầu tư là một trong những hoạt động kinh doanh không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, kéo theo đó là nhu cầu đối với việc xin cấp phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy đã có nhiều văn bản quy phạm hướng dẫn, việc chuẩn bị tài liệu cho thủ tục xin giấy phép đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế. Qua bài viết này, Phước và Các Cộng Sự sẽ liệt kê các tài liệu cần chuẩn bị trước khi xin giấy phép đầu tư và những điểm các bên cần chú ý khi chuẩn bị các tài liệu dựa trên các hình thức đầu tư phổ biến tại Việt Nam.

  1. Các tài liệu cần chuẩn bị trước khi đầu tư theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1.1 Đối với nhà đầu tư trong nước:

Đối với nhà đầu tư trong nước bao gồm (i) cá nhân quốc tịch Việt Nam và (ii) tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam mà không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông[1], việc thành lập tổ chức kinh tế sẽ phải tuân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp[2]. Thành phần hồ sơ để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế sẽ có những sự khác biệt dựa trên loại hình doanh nghiệp thành lập. Hồ sơ và các tài liệu cần chuẩn bị trước khi đầu tư được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp như sau:

1.2 Đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam[3]. Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Lưu ý rằng theo quy định tại Điều 23.1 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các trường hợp sau thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập tổ chức kinh tế khác:

Các tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020 và Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư như sau:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp. Hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị tương tự như đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước được nêu tại Mục 1.1 và cần thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  1. Các tài liệu cần chuẩn bị trước khi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Nhà đầu tư trong nước góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp thuộc quy định tại Điều 26.2 Luật Đầu tư năm 2020. Trong trường hợp phải thực hiện thủ tục này, hồ sơ tài liệu nhà đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị như sau:

  1. Các tài liệu cần chuẩn bị trước khi đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế[4]. Theo đó, các nhà đầu tư cần chuẩn bị và ký kết hợp đồng BCC. Nội dung của Hợp đồng BCC phải được đảm bảo có đầy đủ các nội dung như được quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020.

Trong trường hợp các bên trong hợp đồng BCC đều là các nhà đầu tư trong nước, các bên chuẩn bị, ký kết hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về dân sự.

Đối với trường hợp hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi ký kết hợp đồng BCC, các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư[5]. Về các tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoài các tài liệu được nêu tại mục 1.2 phía trên, nhà đầu tư cần chuẩn bị Hợp đồng BCC đã được ký kết giữa các bên để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có nhu cầu thành lập văn phòng điều hành để thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ tài liệu để thành lập văn phòng điều hành, gồm:

  1. Những yếu tố giúp các tài liệu cần chuẩn bị trước khi đầu tư chính xác, hiệu quả trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư

Chuẩn bị các tài liệu cần thiết trước khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tỉ mỉ. Dưới đây là một số phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để chuẩn bị các tài liệu này một cách hiệu quả:

Xác định và Lập kế hoạch đầu tư chiến lược:

Thu thập thông tin về dự án đầu tư:

Đảm bảo hình thức của tài liệu

Tư vấn pháp lý

Trên đây là nội dung khái quát liên quan đến Tài liệu cần chuẩn bị trước khi xin giấy phép đầu tư Phước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

[1] Điều 3.20 Luật Đầu tư 2020

[2] Điều 22.1(a) Luật Đầu tư 2020

[3] Điều 3.19 Luật Đầu tư 2020

[4] Điều 3.14 Luật Đầu tư 2020

[5] Điều 27.2 Luật Đầu tư 2020

Summary
Article Name
TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
Description
Đầu tư là một trong những hoạt động kinh doanh không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)