Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm và những lưu ý khi tranh chấp tại tòa

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Khi bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã đạt được sự thoả thuận, các bên sẽ giao kết hợp đồng bảo hiểm để ràng buộc các quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau trong quan hệ bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm thường phải đối mặt với những rủi ro nhất định liên quan đến việc phát sinh tranh chấp hợp đồng bảo hiểm. Trên thực tế, những tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phổ biến bao gồm: tranh chấp về sự kiện bảo hiểm; tranh chấp về phạm vi bảo hiểm; tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;…

  1. Hợp đồng bảo hiểm là gì ?

Căn cứ Điều 12.1 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4.16 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

  1. Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tại Tòa án

Khi có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thì phương án giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng sẽ được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết thông qua thương lượng thì sẽ được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền. Do đó các đương sự cần lưu ý những vấn đề sau khi thực hiện giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tại Tòa án.

Ngoài điều kiện về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Do đó, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm không thể là đương sự của vụ án vì không có tư cách pháp nhân.

Theo Điều 30 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2023, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực và không còn quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm. Thay vào đó, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.

Tuy nhiên,một lưu ý riêng đối với hợp đồng bảo hiểm hàng hải thì thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Hàng hải.

Xác định sự kiện bảo hiểm là nội dung cực kỳ quan trọng mà các bên tranh chấp cần lưu ý, vì đây là cơ sở để xác định trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 3.10 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 thì sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

Như vậy việc phát sinh sự kiện bảo hiểm sẽ là căn cứ để người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, trong đó quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.. Ngoài ra, tại Điều 39 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 cũng có quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm, cụ thể như sau:

Thứ tư, khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Khi soạn thảo đơn khởi kiện, ngoài việc ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định, đơn khởi kiện cần tập trung làm rõ yêu cầu khởi kiện cụ thể của nguyên đơn và những căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó là có căn cứ và hợp pháp (về cả cơ sở pháp lý và phù hợp với thực tế diễn biến khách quan của quan hệ giữa các bên tranh chấp).

Các yêu cầu khởi kiện  hướng đến chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm, vì vậy trong đơn khởi kiện cũng phải xác định rõ thông tin của bị đơn, xác định rõ tư cách của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Bên cạnh đó, kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp.

Trên đây là nội dung khái quát về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm và những lưu ý khi tranh chấp tại tòa. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về lĩnh vực pháp lý liên quan đến tham gia tranh tụng tại tòa án, vui lòng liên hệ chúng tôi.

Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

Summary
Article Name
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm và những lưu ý khi tranh chấp tại tòa
Description
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở