Trong các mối quan hệ kinh tế, việc xảy ra mâu thuẫn, xung đột lợi ích là điều không thể tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém, đảm bảo danh tiếng cũng như quyền lợi của mình nhiều nhất có thể. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 các tranh chấp trong thương mại có thể được lựa chọn giải quyết bằng 4 hình thức: (i) các bên tự thương lượng; (ii) hòa giải với sự tham gia của hòa giải viên; (iii) giải quyết tại Trọng tài; và (iv) giải quyết tại Tòa án.
Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm khác nhau mà các bên có thể xem xét lựa chọn áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình. Dưới đây là sự so sánh cơ bản để mọi người có được một cái nhìn tổng quan về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:
Tiêu chí | Thương lượng | Hòa giải | Trọng tài | Tòa án
|
Cơ sở
pháp lý |
Chưa có cơ sở | Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 | Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 | Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 |
Đối tượng giải quyết tranh chấp | Các bên có tranh chấp với nhau | Thông qua
hòa giải viên[1] |
Thông qua
người giải quyết là trọng tài viên[2] |
Thông qua người giải quyết là thẩm phán[3] |
Tính
ràng buộc pháp lý |
Không mang tính ràng buộc | Không mang tính ràng buộc | Phán quyết mang tính chất chung thẩm, có sự ràng buộc, bắt buộc các bên phải thi hành[4] | Quyết định bắt buộc các bên phải thi hành, nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế[5] |
Điều kiện giải quyết | Không theo bất kỳ điều kiện nào, việc tiến hành tùy thuộc vào ý chí thống nhất của các bên | Phải có thỏa thuận giữa các bên về giải quyết bằng hòa giải thương mại[6] | – Có thỏa thuận về việc giải quyết bằng trọng tài thương mại[7]
– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại |
– Một trong các bên nộp đơn khởi kiện tại tòa án[8]
– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án |
Ưu điểm | – Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém
– Bảo vệ được uy tín của các bên và bí mật trong kinh doanh |
– Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém
– Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ 3 nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết thường cao hơn thương lượng |
– Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình[9]
– Tuân theo một trình tự thủ tục nhất định, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi, do đó, bảo vệ uy tín của các bên, bí mật trong kinh doanh[10]
– Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào[11] |
Phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao[12] |
Nhược điểm | – Khó tìm được tiếng nói chung vì các bên sẽ có xu hướng tối đa hóa lợi ích của mình
– Không có cơ chế pháp lý đảm bảo việc thực hiện cam kết |
– Hòa giải cũng có những hạn chế tương tự thương lượng, bởi vẫn dựa trên cơ sở ý chí thỏa thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên
– Uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng hơn thương lượng |
– Thời gian tranh chấp càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao[13]
– Phán quyết chung thẩm nhưng có thể bị tòa án xem xét hủy. Nếu phán quyết bị hủy thì hai bên sẽ phải bắt đầu lại từ đầu nên rất tốn thời gian |
– Thủ tục tiến hành tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt và mất rất nhiều thời gian
– Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ |
Bên cạnh đó, khi các bên chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại qua Tòa án, các bên sẽ được khuyến khích thực hiện thủ tục hòa giải được quy định tại Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Việc này được tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án nếu không thuộc các trường hợp không tiến hành hòa giải theo quy định của Luật[14] bởi Hòa giải viên của Tòa án. Đây là một bước trong quy trình tiến hành thủ tục tố tụng, khác với hình thức hòa giải được đề cập ở bảng phân loại phía trên.
Bài viết Các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp kinh doanh mong muốn chia sẻ đến người đọc về thuật ngữ pháp lý còn nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về lĩnhvực pháp lý liên quan đến ngân hàng, vui lòng liên hệ chúng tôi.
Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.
[1] Điều 3.1 Nghị định 22/2017/NĐ-CP
[2] Điều 3.5 Luật Trọng tài Thương mại 2010
[3] Điều 48 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
[4] Điều 61.5 và Điều 66, 67 Luật trọng tài thương mại 2010
[5] Điều 19.1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
[6] Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP
[7] Điều 5.1 Luật Trọng tài Thương mại 2010
[8] Điều 4.1 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
[9] Điều 11.1 Luật Trọng tài Thương mại 2010
[10] Điều 4.4 Luật Trọng tài Thương mại 2010
[11] Điều 61.5 Luật trọng tài thương mại 2010
[12] Điều 19.1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
[13] Điều 34 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
[14] Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020