Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Để có quyền giám hộ cho con thì cần có những gì?

Để thực hiện quyền giám hộ cho con thì cần tuân theo những thủ tục nhất định của pháp luật. Bài viết này căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hộ Tịch 2014 sẽ cung cấp những kiến thức cho quý đọc giả về việc như thế nào để tiến hành thủ tục đăng ký quyền giám hộ cho con.

I. Các chủ thể được giám hộ và nhận giám hộ

1. Khái niệm về giám hộ

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban Nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

2. Người được giám hộ:

Những người được giám hộ bao gồm:

a. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b. Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c. Người mất năng lực hành vi dân sự; và

d. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

3. Người giám hộ

a. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định của bộ luật dân sự này được làm người giám hộ;

b. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; và

c. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Có thể bạn quan tâm 5 điều cần biết khi nhận con nuôi

II. Các thủ tục cần phải thực hiện

1. Giấy tờ phải nộp

Ngoài ra: Khi đi cả hai phải mang theo Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Hộ chiếu và sổ Hộ khẩu để chứng minh nơi cư trú của mình.

  1. Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân cấp xã của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
  2. Lệ phí: Miễn lệ phí
  3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế về thủ tục đăng ký giám hộ cho con còn có thể phát sinh các vấn đề khác tùy vào từng trường hợp. Vì thế, khách hàng nên tìm kiếm một công ty luật uy tín để thực hiện các thủ tục cho mình.

P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại 03 Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng và hỗ trợ đăng ký giám hộ con cho khách hàng. Chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền giám hộ cho con đến khách hàng.

Xem dưới định dạng PDF

Summary
Article Name
Để có quyền giám hộ cho con thì cần có những gì?
Description
Để thực hiện quyền giám hộ cho con thì cần tuân theo những thủ tục nhất định của pháp luật. Bài viết này căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Author
Publisher Name
Phước và Các Đồng Sự
Publisher Logo