Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Thủ tục rút đơn ly hôn

Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn hoặc đơn phương ly hôn. Tuy nhiên nếu sau khi nộp đơn ly hôn rồi nhưng vợ chồng cảm thấy có thể hàn gắn lại hoặc một trong hai người không đồng ý ly hôn vì những lý do khác nhau. Trong trường hợp này vợ hoặc chồng có quyền rút đơn ly hôn hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục rút đơn ly hôn:

Điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau: “Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là quyền của người khởi kiện và đồng thời Nhà nước cũng khuyến khích việc hòa giải khi vợ, chồng có đơn ly hôn vì vậy vợ chồng (vợ/chồng) có quyền rút đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật. Sau khi nộp đơn yêu cầu rút đơn ly hôn, Tòa án sẽ xem xét và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Nếu một trong hai người bận thì đều có thể ủy quyền cho vợ hoặc chồng của mình đi rút thay. Trong giấy ủy quyền phải ghi rõ thông tin của hai người và nội dung ủy quyền. Sau đó phải được chứng thực chữ ký của hai người tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tại một Văn phòng công chứng nào đó. Bạn có thể mang theo giấy tờ tùy thân của mình để cán bộ giải quyết đối chiếu thông tin cá nhân.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục tách khẩu sau khi ly hôn

Thủ Tục Tách Khẩu Sau Khi Ly Hôn

* Thủ tục Rút đơn ly hôn khi tòa án đã thụ lý vụ án

Căn cứ theo quy định tại điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.

Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện.

Nếu có việc kháng cáo bản án sơ thẩm thì quá trình ly hôn sẽ được tiếp tục giải quyết ở cấp phúc thẩm. Và trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm giải quyết việc ly hôn thì nguyên đơn có thể rút yêu cầu ly hôn và được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu bị đơn đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện ly hôn. Khi đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.

Trường hợp bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp ly hôn theo thủ tục phúc thẩm.

Có thể bạn quan tâm: Thuận tình ly hôn là gì? Thủ tục ly hôn thuận tình 2020

Thuận tình ly hôn là gì? Thủ tục ly hôn thuận tình 2021 cần những gì?

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn ly hôn, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phuoc & Partners là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn ly hôn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Summary
Article Name
Thủ tục rút đơn ly hôn
Description
Trong trường hợp này vợ hoặc chồng có quyền rút đơn ly hôn hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục rút đơn ly hôn: Điểm c khoản 1
Author
Publisher Name
P và Các Đồng Sự
Publisher Logo