Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Và Ngoài Hợp Đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phân thành hai loại gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như sau:

  1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có thể được hiểu là trách nhiệm dân sự phát sinh khi có sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ theo hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Luật này. Cụ thể là trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 419.2 Bộ luật Dân sự 2015, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Đối với các hợp đồng thương mại, theo quy định tại Điều 302 của Luật Thương mại 2005, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

  1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều 584.1 của Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Quy định này có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; (2) có thiệt hại xảy ra trên thực tế và (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra.

Tùy từng trường hợp thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của một người bị xâm phạm mà Bộ luật Dân sự 2015 có các quy định về xác định thiệt hại khác nhau. Các bên liên quan có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên đây là nội dung khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Summary
Article Name
Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại
Description
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phân thành hai loại gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Author
Publisher Name
Phuoc & Partners
Publisher Logo