Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Điều tra nội bộ là gì? Khi nào doanh nghiệp nên điều tra nội bộ

Điều tra nội bộ là gì?

Giống như một bộ máy móc khi bắt đầu đi vào vận hành sẽ phải kiểm tra xem hỏng hóc chỗ nào để tiến hành việc sữa chữa cho máy móc tiếp tục hoạt động bình thường và tốt hơn. Cơ chế vận hành của một doanh nghiệp cũng vậy, người quản lý giỏi, nhạy bén sẽ phát hiện những “điểm” bất thường phát sinh trong từng tình huống cụ thể và thông qua những phát sinh đó, họ tìm thấy được các hành vi không tuân thủ pháp luật.

Lưu ý rằng không phải mọi cuộc điều tra nội bộ doanh nghiệp đều đi đến một kỷ luật sa thải hàng loạt, sự tan rã nội bộ của doanh nghiệp. Điều tra nội bộ đôi khi đơn thuần là một dấu hiệu cho thấy mọi việc đang được kiểm soát với mục đích tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, việc thực hiện một cuộc điều tra nội bộ là việc mà mỗi doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện. Thủ tục và những yêu cầu liên quan đến điều tra nội bộ sẽ được hướng dẫn theo bài viết sau đây.

Khi nào cần tiến hành điều tra nội bộ?

Khi nhà quản trị doanh nghiệp phát hiện có nhiều nhiều vấn đề mâu thuẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành doanh nghiệp cũng như sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thì lúc này, một cuộc điều tra nội bộ là điều cần thiết.

Kế hoạch của cuộc điều tra cần lên một cách rõ ràng, cụ thể và nhanh chóng; sự hỗ trợ của luật sư chuyên về điều tra nội bộ ở thời điểm này là điều cần thiết để quá trình điều tra nội bộ đảm bảo tuân thủ pháp luật và hiệu quả nhất.

Sau khi có được những thông tin từ quá trình điều tra nội bộ, việc cần làm tiếp theo là lên kế hoạch xem xét đánh giá mức độ tin cậy từ các nguồn thông tin (tất nhiên là ở một số tình huống nhất định doanh nghiệp không thể cứ thực hiện điều tra cho đến khi có 100% độ tin cậy hoặc một con số mơ ước mới kết thúc vấn đề). Sau đó, doanh nghiệp lên kế hoạch cho việc xử lý sau khi có kết quả điều tra để xử lý rốt ráo những tồn đọng do việc chưa tuân thủ pháp luật gây nên.

Tuy nhiên, như đã chia sẻ từ đầu bài viết, không phải bất cứ một cuộc điều tra nội bộ nào cũng phải kết thúc bằng sự trừng phạt như kỷ thuật sa thải hay tái cấu trúc công ty. Cuộc điều tra nội bộ được gọi là thành công khi nguyên nhân được giải đáp, chặn đứng được tất cả các mối nguy hại và giảm thiểu ở mức thấp nhất các thiệt hại về tài chính, con người giúp công ty có được sự vận hành tốt như trước.

Có thể bạn quan tâm Tại sao nên thuê luật sư tư vấn nội bộ thay vì thuê luật sư nội bộ toàn thời gian

Tại sao nên thuê luật sư tư vấn nội bộ thay vì thuê luật sư nội bộ toàn thời gian

Kết Luận

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn điều tra nội bộ và tuân thủ pháp luật, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Tư vấn luật lao động và việc làm, Tư vấn Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn điều tra nội bộtuân thủ pháp luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng

Summary
Article Name
Điều tra nội bộ là gì? Khi nào doanh nghiệp nên điều tra nội bộ
Description
Lưu ý rằng không phải mọi cuộc điều tra nội bộ doanh nghiệp đều đi đến một kỷ luật sa thải hàng loạt, sự tan rã nội bộ của doanh nghiệp. Điều tra nội bộ đôi khi
Author
Publisher Name
P và Các Đồng Sự
Publisher Logo