Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Những rủi ro khi giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài

Thế nào là giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài

Về mặt pháp luật, hiện tại chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là “Giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài”.Tuy nhiên, về mặt bản chất có thể hiểu giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài là giao dịch được điều chỉnh bởi quy định pháp luật về giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài và quy định pháp luật về các giao dịch thương mại. Theo đó, một giao dịch được xem là giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài nếu thỏa mãn hai đặc điểm sau:

Có hoạt động thương mại:

Có một trong các yếu tố nước ngoài sau:

Như vậy, để xác định được một giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài, giao dịch đó cần được xem là một hoạt động thương mại và có yếu tố nước ngoài. Trong đó, yếu tố nước ngoài của có thể được xác định qua yếu tố quốc tịch của chủ thể tham gia giao dịch, nơi việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt giao dịch xảy ra là ở nước ngoài và đối tượng thực hiện giao dịch ở nước ngoài.

Nguồn ảnh: luatsux.vn

Những rủi ro khi giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài mà thương nhân có thể gặp phải

Rủi ro bị đối tác, trung gian môi giới lừa đảo mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Việc doanh nghiệp bị đối tác, trung gian môi giới lừa đảo mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không còn là một vấn đề mới trong các giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài hiện nay. Nhiều trường hợp, vì quá tin tưởng vào trung gian môi giới mà các thương nhân sẵn sàng ký hợp đồng mua bán, thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa khi chưa biết rõ đối tác mua hay bán hàng của mình là ai? trụ sở kinh doanh của đối tác ở đâu? việc kinh doanh của đối tác có diễn ra thực tế hay không?

Điển hình phải nói tới vụ việc lừa đảo gần 76 container hạt điều với trị giá hơn 20 triệu USD năm 2022. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng bán hạt điều sang Thổ Nhĩ Kỳ và Italia thông qua công ty môi giới Kim Hạnh Việt với mong muốn tiêu thụ được số lượng lớn hạt điều trong giai đoạn khó khăn sau dịch bệnh. Giao dịch này có phương thức thanh toán là “Nhờ thu kèm chứng từ (D/P)”. Tuy nhiên, các bộ chứng từ gốc từ Việt Nam chuyển qua Italy đã “bị thất lạc”. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị mất trắng số lô hạt điều đã xuất khẩu nếu bộ chứng từ gốc rơi vào tay kẻ gian.

Từ vụ việc nêu trên, có thể thấy, để giảm thiểu rủi ro gặp phải lừa đảo xuyên quốc gia, các doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng mua, bán và xuất, nhập khẩu hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp có giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài nên:

Rủi ro do sự bất đồng ngôn ngữ 

Bất đồng ngôn ngữ luôn là vấn đề quan trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài. Việc bất đồng ngôn ngữ có thể khiến doanh nghiệp có giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài gặp khó khăn trong việc đàm phán để đạt được thỏa thuận chung với các thương nhân nước ngoài.

Trong các giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài thực tế, hợp đồng thường sẽ được thỏa thuận dưới dạng song ngữ, đa ngữ. Nhiều trường hợp, vì thiếu cẩn trọng trong khâu soạn thảo, tiếng Việt và các ngôn ngữ khác có thể không khớp với nhau, gây ra các cách hiểu khác nhau đối với nội dung của hợp đồng. Bên cạnh đó, nếu hợp đồng không quy định rõ khi có sự xung đột về ngôn ngữ, ngôn ngữ nào được ưu tiên áp dụng thì doanh nghiệp có giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài có thể gặp phải rủi ro bị cơ quan tài phán, trọng tài thương mại ra quyết định áp dụng cách hiểu của ngôn ngữ gây bất lợi hơn cho doanh nghiệp trong tranh chấp.

Do đó, khi tham gia vào các giao dịch có yếu tố nước ngoài mà hợp đồng được soạn thảo bởi nhiều ngôn ngữ, doanh nghiệp cần lưu ý:

Rủi ro khi giá cả hàng hóa trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài thay đổi do biến động tỷ giá

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều đồng tiền riêng, giá trị của các đồng tiền này sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế hiện tại của quốc gia đó. Giá trị của các đồng tiền sẽ luôn thay đổi. Theo đó, nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài đã gặp phải cảnh đang từ lãi chuyển thành lỗ khi tỷ giá chuyển đổi sang Việt Nam đồng của đồng đô la Mỹ, đồng yên, đồng euro thay đổi quá nhanh.

Do đó, trước khi giao dịch với các thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp cần cân nhắc đến sự thay đổi của tỷ giá quy đổi từ tiền nước ngoài sang tiền Việt Nam và ngược lại trong toàn bộ quá trình thực hiện giao dịch. Ngoài việc quy định giá trị giao dịch của hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp nên ấn định thêm tỷ giá chuyển đổi sang tiền Việt Nam là bao nhiêu hoặc theo ngân hàng nào tại thời điểm thanh toán.

Nguồn ảnh: bcp.cdnchinhphu.vn

Trên đây là nội dung khái quát liên quan đến Những rủi ro khi giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài mà Phước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.