Công ty Luật Việt Nam – Phước & Cộng Sự

Thủ Tục Nhận Con Nuôi Cần Có Những Gì?

Quan hệ nuôi con nuôi để có giá trị pháp lý thì người nhận nuôi phải thực hiện thủ tục nhận con nuôi và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều Kiện Nhận Con Nuôi

Đối với người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau (Điều 14 Luật Nuôi Con Nuôi 2010 (“LNCN”):

Trường Hợp Không Được Nhận Con Nuôi

Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ là cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và không cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Có thể bạn quan tâm: 5 Điều Cần Biết Khi Nhận Con Nuôi

5 điều cần biết khi nhận con nuôi

Điều Kiện Được Nhận Làm Con Nuôi(Điều 8, LNCN):

  1. Trẻ em dưới 16 tuổi;

  2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Các Bước Nhận Con Nuôi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có: (Điều 17, LNCN)

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có: (Điều 18, LNCN)

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan (Điều 20, LNCN)

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của LNCN.

Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Bước 3: Đăng ký việc nuôi con nuôi (Điều 22, LNCN)

Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của LNCN.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của LNCN.

Có thể bạn quan tâm: Thủ Tục Nhận Con Nuôi Là Người Nước Ngoài

Thủ Tục Nhận Con Nuôi Là Người Nước Ngoài

Kết Luận

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn Thủ tục nhận con nuôi, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Tư vấn pháp luật Lao động, Tư vấn Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thủ tục nhận con nuôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

 

Summary
Article Name
Thủ Tục Nhận Con Nuôi Cần Có Những Gì?
Description
Quan hệ nuôi con nuôi để có giá trị pháp lý thì người nhận nuôi phải thực hiện thủ tục nhận con nuôi và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều Kiện...
Author
Publisher Name
P và Các Đồng Sự
Publisher Logo