Không thể phủ nhận đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng tăng cao, bên cạnh những thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam, Việt Nam cũng còn tồn tại những rào cản nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
1. Lạm phát
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng gây ra những sức ép nhất định đối với Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát. Mặc dù trong những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt hơn nhưng trước bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng diễn biến phức tạp, Việt Nam và các nước khác trong khu vực là các nước chịu ảnh hưởng về sản xuất, xuất khẩu và có nguy cơ ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Chính vì thế, các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam cũng cần lưu ý rà soát các chính sách về kiểm soát lạm phát để đảm bảo lợi ích kinh tế của chính mình.
2. Chống tham nhũng
Các chính sách về phòng chống tham nhũng của Việt Nam chỉ mới được ban hành trong những năm gần đây, cụ thể là Luật phòng chống tham nhũng 2018. Tuy Luật phòng chống tham nhũng 2018 đã đánh dấu những bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình phòng chống tham nhũng nhưng vẫn đặt ra những khó khăn nhất định để thực thi những chính sách này. Chính vì thế, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư cần lưu ý là môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn sẽ là những thách thức nhất định trong quá trình đầu tư.
3. Sở hữu trí tuệ
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ, việc bảo vệ các quyền đối với tài sản trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ý thức bảo vệ các tài sản này còn thấp. Đây cũng chính là rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư Việt Nam. Việc thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ là cần thiết để các nhà đầu tư bảo đảm được các lợi ích kinh tế của mình.
4. Thanh toán bằng tiền mặt
Hầu hết hiện nay hơn 90% các hoạt động giao dịch ở Việt Nam đều sử dụng tiền mặt do thói quen của người dân cũng như sự thiếu tin tưởng vào các phương thức thanh toán điện tử. Các nhà đầu tư nước ngoài nên lưu ý rào cản này để có thể triển khai kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế trong trao đổi, buôn bán hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam.
5. Tín dụng
Một rào cản khác mà các nhà đầu tư nước ngoài nên quan tâm đến khi đầu tư vào Việt Nam đó là sự minh bạch trong tín dụng. Thực tế, sự phát triển về minh bạch trong lĩnh vực tín dụng ở Việt Nam chỉ mới thực sự có nhiều thay đổi trong những năm gần đây sau khi các trung tâm tâm tín dụng tư nhân được hình thành.
6. Bảo vệ nhà đầu tư
Ở Việt nam hiện nay, đối với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa có thực sự nhiều những chính sách bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Chính vì thế, để đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư đòi hỏi phải có ý thức chủ động trong việc tìm hiểu các chính sách pháp luật, chính sách ưu đãi của Nhà nước và tuân thủ đúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
7. Tiếng Việt là ngôn ngữ được ưu tiên sử dụng trong các tài liệu giấy tờ
Các thủ tục giấy tờ ở Việt Nam đều yêu cầu sử dụng ngôn ngữ là Tiếng Việt. Đối với các tài liệu bằng Tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài, các giấy tờ này sẽ được yêu cầu dịch thuật, công chứng hoặc hợp pháp hoá lãnh sự để có giá trị pháp lý. Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài bởi vì việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần rất nhiều thời gian, công sức và cả về chi phí. Hơn nữa, các nhà đầu tư nên nhận tư vấn từ các dịch vụ tư vấn pháp luật từ các công ty luật uy tín để đảm bảo các tài liệu, hồ sơ đáp ứng đúng yêu cầu của cơ quan Nhà nước.
8. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài, trong đó, có thể kể đến các ngành như kinh doanh bất động sản, dịch vụ y tế xã hội… Các ngành nghề này đòi hỏi phải có nguồn vốn nhất định và một số các điều kiện kèm theo tuỳ theo pháp luật chuyên ngành cụ thể.
9. Thay đổi về pháp luật
Việt Nam là đất nước đang phát triển do đó sẽ không tránh khỏi việc cần phải thay đổi, điều chỉnh các chính sách pháp luật để phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển. Hiểu được điều này, các nhà đầu tư nước ngoài nên chủ động cập nhật những thay đổi của pháp luật để nắm được các chính sách của nhà nước cũng như tránh được những rủi ro về pháp lý không đáng có.
10. Tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam
Chính vì nhận được sự đầu tư đến từ nhiều quốc gia nên thị trường Việt Nam đang ngày càng nâng cao vị thế của mình. Đi kèm với đó là sức cạnh tranh khi tham gia đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài đến từ các cường quốc phát triển khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Trung Quốc…
Có thể bạn quan tâm Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào việt nam
Nếu đang khó khăn trong quá trình đầu tư vào Việt Nam. Vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng và Đầu tư. Chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ tư vấn đầu tư tốt nhất đến khách hàng.
Xem dưới định dạng PDF