Trả lời câu hỏi Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự, chúng ta, trước hết, cần biết rằng hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt.[1] Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự, tuy nhiên loại giao dịch dân sự này mang đặc thù riêng đó là nó được xác lập dựa trên sự thỏa thuận. Về nguyên tắc, để xác lập một thỏa thuận thì phải có sự tham gia của ít nhất hai chủ thể. Hay nói cách khác, bản chất của hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí của hai hoặc nhiều bên cùng đồng ý tham gia xác lập một số quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau.
Trả lời câu hỏi Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự, tiếp theo chúng ta cần hiểu rằng việc phân tích chủ thể và nội dung của một hợp đồng dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính hiệu lực pháp luật của hợp đồng dân sự đó cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng dân sự này.
Quan tâm vấn đề Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự, cần hiểu rằng các quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành là một cơ sở quan trọng để các bên liên quan hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự. Khi phân tích Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự, cần xem xét trên các yếu tố (i) số lượng chủ thể tham gia hợp đồng (ii) đối tượng chủ thể (iii) năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng dân sự đó và (iv) hiệu lực pháp lý của các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dân sự.
Về số lượng của chủ thể tham gia hợp đồng dân sự, như đã đề cập ở phần trên, trong một hợp đồng dân sự phải có ít nhất hai chủ thể tham gia để xác lập thỏa thuận. Bởi lẽ, trong các loại giao dịch dân sự, hành vi pháp lý đơn phương cũng xác lập, làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, hành vi pháp lý đơn phương là hành vi chỉ được thực hiện bởi một chủ thể duy nhất. Do đó, hành vi pháp lý đơn phương không tạo nên sự thỏa thuận, do đó không được xem là hợp đồng dân sự.
Các chủ thể trong hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân. Trong đó, các chủ thể nêu trên phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.[2]
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.[3] Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.[4] Theo Bộ luật Dân sự 2015, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) mà không thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Bên cạnh đó, những cá nhân từ đủ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể tham gia xác lập, thực hiện một số loại giao dịch dân sự nhất định với điều kiện phải thỏa mãn các yêu cầu nhất định theo quy định pháp luật.[5]
Đối với pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.[6] Về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, pháp luật hiện hành không đưa ra quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân.
Về nội dung của hợp đồng dân sự trong vấn đề Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận và tính tự nguyện của các chủ thể tham gia hợp đồng là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Do đó, pháp luật cho phép nội dung của hợp đồng do các bên tự thỏa thuận. Một hợp đồng dân sự thường bao gồm các nội dung sau đây: (i) Đối tượng của hợp đồng; (ii) Số lượng, chất lượng; (iii) Giá, phương thức thanh toán; (vi) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; (v) Quyền, nghĩa vụ của các bên; (vi) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (vii) Phương thức giải quyết tranh chấp.[7] Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù pháp luật cho phép các bên trong hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận nhưng các nội dung thỏa thuận đó phải không trái luật và không trái với đạo đức xã hội thì chúng mới có hiệu lực.
Trên đây là nội dung trả lời khái quát đối với câu hỏi Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về câu hỏi Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ thể và nội dung của hợp đồng dân sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
[1] Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015;
[2] Điều 117.1(a) Bộ luật Dân sự 2015;
[3] Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015;
[4] Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015;
[5] Điều 20, Điều 21, Điều 22 và Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015;
[6] Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015;
[7] Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015;
Mã Download: 5371