Công Ty LuậtPhước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Chế Định Hợp Đồng Trong Pháp Luật Dân Sự

CONTRACTUAL INSTITUTION IN CIVIL LAW

Chế Định Hợp Đồng Trong Pháp Luật Dân Sự

Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự được quy định chủ yếu tại Bộ luật Dân sự 2015. Trước hết, hợp đồng trong chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự[1].

Về hình thức giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản.

  • Đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  • Đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, một số hợp đồng được thể hiện bằng văn bản mà pháp luật yêu cầu phải thực hiện công chứng, chứng thực hoặc đăng ký như hợp đồng chuyển nhượng đất, hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất hay hợp đồng tặng cho bất động sản hoặc tặng cho một số động sản có đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi đã được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo quy định pháp luật[2]. Tuy nhiên, trong trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba phần nghĩa vụ đã thỏa thuận thì những hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức này vẫn có thể có hiệu lực theo quyết định của Tòa án[3].
  • Mặc dù chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự thừa nhận hợp đồng được giao kết bằng hành vi cụ thể nhưng lại không đưa ra cơ sở xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được giao kết theo hình thức này. Theo chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết[4]. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được chấp nhận giao kết[5]. Như vậy, cơ sở để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được giao kết bằng hành vi là thời điểm bên nhận được đề nghị giao kết hợp đồng bằng hành vi đưa ra hành động đồng ý với đề nghị đó. Cụ thể, lấy ví dụ trong trường hợp hợp đồng vận chuyển hành khách được giao kết bằng hành vi, hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm hành khách lên xe, tức là chấp nhận việc sử dụng dịch vụ vận tải của đơn vị vận tải đó[6].

Về các loại hợp đồng, chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự phân loại hợp đồng thành các loại chủ yếu sau đây[7]: (i) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; (ii) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ; (iii) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ; (iv) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; (v) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó; (vi) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Về nội dung của hợp đồng, chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự cho phép các bên tự thỏa thuận nội dung của hợp đồng[8]. Thông thường, hợp đồng có thể bao gồm các nội dung sau đây: (i) Đối tượng của hợp đồng; (ii) Số lượng, chất lượng; (iii) Giá, phương thức thanh toán; (iv) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; (v) Quyền, nghĩa vụ của các bên; (vi) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; và (vii) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung khái quát về chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

[1] Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015.

[2] Điều 458 và Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 167.3 Luật Đất đai 2013.

[3] Điều 129.2 Bộ luật Dân sự 2015.

[4] Điều 401.1 Bộ luật Dân sự 2015.

[5] Điều 400.1 Bộ luật Dân sự 2015.

[6] Điều 523.2 Bộ luật Dân sự 2015.

[7] Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015.

[8] Điều 398.1 Bộ luật Dân sự 2015.

Summary
Chế Định Hợp  Đồng Trong Pháp Luật Dân Sự
Article Name
Chế Định Hợp Đồng Trong Pháp Luật Dân Sự
Description
Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự được quy định chủ yếu tại Bộ luật Dân sự 2015. Trước hết, hợp đồng trong chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự là sự
Author
Publisher Name
Phuoc & Partners
Publisher Logo