Quỹ Đầu Tư Là Gì? Thủ Tục Thành Lập Quỹ Đầu Tư Ra Sao?
Chắc hẳn đối với một nhà đầu tư hoặc một người đang mong muốn tìm nhà đầu tư hoặc tìm kiếm các quỹ đầu tư đều có một câu hỏi ban đầu đó là Quỹ Đầu Tư là gì? Làm thế nào để nhận được đầu tư? Có bao nhiêu dạng quỹ đầu tư? và Thủ tục thành lập quỹ đầu tư như thế nào?
Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Các nhà đầu tư (NĐT) thường không biết nên đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu để vừa có lợi nhuận vừa có thể bảo toàn vốn. Ngoài hình thức phổ biến nhất là gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng với lãi suất không cao. Thì các NĐT cá nhân sẽ đầu tư vào chứng khoán, ngoại tệ, bất động sản, tiền điện tử, vàng…
Những hình thức đầu tư này đòi hỏi NĐT phải có kinh nghiệm, hiểu biết và tương đối dồi dào nguồn vốn. Để đạt được lợi nhuận khi thị trường diễn biến khó lường. Rõ ràng, không phải NĐT nào cũng đáp ứng được những điều kiện đó.
Hầu hết nhà đầu tư mới bắt đầu thường có kiến thức tài chính chưa được vững chắc. Nhưng họ vẫn muốn đầu tư để kiếm được lợi nhuận một cách an toàn. Tuy nhiên, đã đầu tư thì không tránh khỏi rủi ro. Do đó, thị trường bắt đầu xuất hiện khoảng trống, không nhà đầu tư mới nào đáp ứng được cả hai điều kiện là đầu tư vừa có lợi nhuận vừa an toàn.
Để “lấp đầy” khoảng trống đó, thị trường tài chính đã xuất hiện của một loạt các quỹ đầu tư – được vận hành bởi các công ty quản lý quỹ. Các quỹ đầu tư này đã tăng nhanh chóng trong những năm qua và chứng minh được những lợi thế mà quỹ có thể mang lại cho những nhà đầu tư cá nhân. Do đó, đã có nhiều nhà đầu tư tham gia quỹ như là một kênh đầu tư hiệu quả và tiết kiệm tiền của mình an toàn hơn.
Trước đi tìm hiểu sâu hơn về kênh đầu tư Quỹ đầu tư. Phước và Các Đồng Sự sẽ giúp bạn tìm hiểu quỹ đầu tư là gì? và Thủ tục thành lập quỹ đầu tư ra sao?
Quỹ Đầu Tư là gì?
Quỹ đầu tư là một cách đầu tư tiền cùng với các nhà đầu tư khác để hưởng lợi từ những lợi thế vốn có khi làm việc như một phần của một nhóm.
Những ưu điểm này bao gồm khả năng:
- Thuê các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng mang lại lợi nhuận tốt hơn và quản lý rủi ro đầy đủ hơn;
- Lợi ích từ quy mô kinh tế, nghĩa là chi phí giao dịch thấp hơn;
- Tăng sự đa dạng hóa tài sản để giảm một số rủi ro phi hệ thống.
Vẫn chưa rõ liệu các nhà quản lý đầu tư tích cực chuyên nghiệp có thể tăng cường đáng kể lợi nhuận được điều chỉnh rủi ro bằng một số tiền vượt quá phí và chi phí quản lý đầu tư hay không. Thuật ngữ thay đổi theo quốc gia nhưng quỹ đầu tư thường được gọi là nhóm đầu tư, phương tiện đầu tư tập thể, phương án đầu tư tập thể, quỹ được quản lý hoặc đơn giản là quỹ. Điều khoản quy định được thực hiện cho đầu tư tập thể vào chứng khoán có thể chuyển nhượng hoặc cam kết đầu tư tập thể ngắn. Một quỹ đầu tư có thể được nắm giữ bởi công chúng, chẳng hạn như quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch trao đổi, công ty mua lại đặc biệt hoặc quỹ đóng, hoặc chỉ có thể được bán ở một vị trí riêng tư, chẳng hạn như một hàng rào quỹ hoặc quỹ đầu tư tư nhân. Thuật ngữ này cũng bao gồm các phương tiện chuyên dụng như quỹ tín thác tập thể và chung, là các quỹ do ngân hàng quản lý duy nhất có cấu trúc chủ yếu để giao dịch tài sản từ các chương trình hưu trí đủ điều kiện hoặc ủy thác.
Thủ tục thành lập quỹ đầu tư việt nam ra sao?
Thành lập quỹ đầu tư là một hình thức hữu hiệu để huy động công cụ tài chính. Theo quy định tại Luật chứng khoán hợp nhất 41/VBHN-VPQH thì có thể đầu tư tài chính theo Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán gồm: Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại chúng (bao gồm quỹ mở và quỹ đóng) và quỹ thành viên.
Thủ tục thành lập quỹ đầu tư đại chúng hay quỹ thành viên và huy động tài chính quỹ đều phải do một Công ty Quản lý quỹ tiến hành. Tuy nhiên, thủ tục thành lập quỹ đầu tư đại chúng và quỹ đầu tư thành viên tương đối khác nhau.
1. Thủ tục thành lập quỹ đầu tư thành viên
Theo quy định tại Thông tư 224/2012/TT-BTC thì trong việc thành lập quỹ đầu tư thành viên như sau:
Điều 21. Thành lập quỹ đầu tư thành viên
1. Quỹ thành viên do thành viên đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này góp vốn thành lập trên cơ sở biên bản thoả thuận góp vốn và điều lệ quỹ.
2. Việc thành lập quỹ thành viên phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vốn thực góp tối thiểu là năm mươi (50) tỷ đồng Việt Nam;
b) Có tối đa ba mươi (30) thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân trong nước, tổ chức nước ngoài;
c) Do một công ty quản lý quỹ đáp ứng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này quản lý;
d) Tài sản của quỹ được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ.
3. Hồ sơ báo cáo về việc thành lập quỹ thành viên bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động cho quỹ thành viên do công ty quản lý quỹ lập theo mẫu quy định tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Điều lệ quỹ, bao gồm các nội dung có liên quan theo mẫu quy định tại phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản cáo bạch, trong đó tại trang bìa của bản cáo bạch phải nêu rõ nguyên tắc hoạt động của quỹ: “Quỹ này không phải tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các tổ chức sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Tổ chức đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư”;
d) Hợp đồng lưu ký tài sản;
đ) Biên bản thoả thuận góp vốn, danh sách các tổ chức tham gia góp vốn theo mẫu quy định tại phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu sau:
– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của thành viên góp vốn. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá sáu (06) tháng trước ngày hoàn tất hồ sơ đăng ký lập quỹ và phải được dịch công chứng theo quy định của pháp luật liên quan;
– Biên bản họp và quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị, quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại điều lệ công ty của tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện phần vốn góp theo uỷ quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của tổ chức nước ngoài;
e) Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã góp.
4. Hồ sơ báo cáo về việc thành lập quỹ thành viên được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
5. Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm bảo đảm các thông tin trong hồ sơ phải đầy đủ, chính xác, trung thực. Trong thời gian hồ sơ đang được xem xét, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ cập nhật, sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác, phát sinh thông tin quan trọng, hoặc bỏ sót thông tin quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ. Văn bản sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ hoặc của những người có cùng chức danh với những người đó hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức tham gia góp vốn thành lập quỹ thành viên không được sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, kêu gọi góp vốn.
7. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản xác nhận công ty quản lý quỹ đã báo cáo về việc thành lập quỹ thành viên. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
8. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ công bố thông tin về việc thành lập quỹ thành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này. Vốn của quỹ thành viên chỉ được giải ngân sau khi có thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Thủ tục thành lập quỹ đầu tư đại chúng
Quỹ đại chúng do Công ty quản lý quỹ huy động tài chính thành lập và phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Việc huy động vốn tài chính để thành lập quỹ đầu tư đại chúng được quy định tại Điều 90 Luật chứng khoán hợp nhất 27/2013/VBHN-VPQH như sau:
Điều 90. Huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng
- Việc huy động vốn của quỹ đại chúng được công ty quản lý quỹ thực hiện trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Quỹ đại chúng được thành lập nếu có ít nhất một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là năm mươi tỷ đồng Việt Nam.
- Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giám sát và không được sử dụng cho đến khi hoàn tất đợt huy động vốn. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kết quả huy động vốn có xác nhận của ngân hàng giám sát trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn.
- Trường hợp việc huy động vốn của quỹ đại chúng không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty quản lý quỹ phải hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã đóng góp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn. Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi phí tổn và nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn
Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để mua lại các quỹ đầu tư tại Việt Nam
Kết Luận
Về thủ tục thành lập và huy động tài chính quỹ mở sẽ có những khác biệt đối với thủ tục thành lập quỹ đóng do tính chất của những quỹ này. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ xin được nêu những nét lưu ý chung về thủ tục thành lập quỹ đầu tư đại chúng. Hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc về thủ tục thành lập quỹ đầu tư đại chúng. Để thành lập quỹ đầu tư thì nên nhờ đến sự trợ giúp của các luật sư chuyên về tài chính để hỗ trợ.
Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
Xem dưới định dạng PDF
Mã Download: 7176