4 Cách Tránh Bị Lộ Thông Tin Giữa Thời Đại Công Nghiệp 4.0?
Với sự bùng nổ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hàng tỷ người được kết nối công nghệ kỹ thuật số với tốc độ và sức mạnh xử lý cập nhật thông tin vượt trội nhất từ trước đến nay. Công nghệ kỹ thuật số không chỉ hỗ trợ tiếp cận thông tin mà còn giúp người dùng có được một cuộc sống tiện ích hơn.
Và tất nhiên bên cạnh lợi ích khổng lồ từ công nghệ 4.0 là những vấn đề bất cập khó có thể tránh khỏi khi truy cập vào mạng lưới kết nối thông tin. Đặc biệt, vấn đề bảo mật thông tin luôn là mối quan tâm của nhiều người khi truy cập các thiết bị điện tử.
Một biểu hiện dễ nhận thấy của sự rò rỉ thông tin chính là từ các kênh và dịch vụ quảng cáo. Liệu rằng bạn đã tự hỏi: Tại sao những người chào bán hàng hóa, dịch vụ có thể gọi đến số điện thoại cá nhân của bạn? Tại sao các e-mail quảng cáo từ người lạ luôn có thể chào đúng tên của bạn? Chính sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo kẻ hở cho những đối tượng khác thu cập thông tin cá nhân của bạn. Ở cấp độ cao cấp hơn, các đối tượng chuyên nghiệp có thể truy cập qua hệ thống bảo mật để hủy thậm chí “ăn cắp” những thông tin, hình ảnh riêng tư của người sử dụng mạng điện tử.
Để tránh bị hacker tấn công vào các thiết bị cá nhân của bản thân và gia đình, người dùng cần cẩn trọng hơn khi sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, hệ thống camera, thẻ tín dụng, … . Dưới đây là 4 cách đơn giản để bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng thiết bị điện tử khỏi những hacker trong thời công nghệ số 4.0.
-
Mã hóa tài khoản
Đặt mật khẩu cho các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng, hay máy tính xách tay mà mình sở hữu là điều đầu tiên mà bạn cần phải làm. Nhiều người luôn cho rằng việc này tốn thời gian mỗi khi họ cần sử dụng các thiết bị cầm tay của mình. Nhưng thực tế, lựa chọn này cũng tương tự như việc bạn đi ngủ hay khi đỗ xe mà không khóa.
Chính vì vậy, việc bỏ ra vài giây để nhập mật khẩu của riêng bạn (không phải của nhà mạng hay của nhà cung cấp dịch vụ) tưởng chừng như đơn giản, nhưng đây lại là “phòng tuyến” đầu tiên cho các thiết bị di động mà bạn sử dụng.
-
Cập nhật thông tin
Các nhà cung cấp dịch vụ điện tử chạy đua liên tục trong việc cho ra những sản phẩm tốt hơn nhằm bảo vệ sản phẩm của mình. Việc cập nhật các bản cải tiến không chỉ đảm bảo thiết bị sử dụng trơn tru và mượt mà hơn, mà mức độ bảo mật cũng được đảm bảo cao hơn.
Một nội dung khác cần cập nhật là mật khẩu tài khoản của các thiết bị công nghệ cá nhân. Việc tra ra mật khẩu cá nhân tuy mất thời gian, tuy nhiên không phải là không thể tra được. Do đó, người tham gia mạng lưới thông tin cần định kỳ thay đổi mật khẩu tài khoản để bảo vệt bí mật thông tin của mình.
-
Không lưu trữ mật khẩu tự động
Một trong những tiện ích công nghệ thường được sử dụng đó là tự động lưu trữ mật khẩu. Đây là một tiện ích mà người dùng nên hạn chế sử dụng vì điều này không chỉ tiện lợi cho người sử dụng mà còn hỗ trợ cho những hacker xấu khi muốn truy cập vào thiết bị cá nhân của bạn.
Để hạn chế rủi ro, sau khi sử dụng tài khoản xã hội thì người sử dụng cần đăng xuất khỏi tài khoản khi không sử dụng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ, thì người sử dụng cần áp dụng các tiện ích bảo mật của nhà sản xuất (ví dụ như chế độ bảo mật kép của Google, chế độ chụp hình người sử dụng tự động khi nhập sai mật khẩu của Iphone, …)
-
Hạn chế chia sẻ thông tin trên mạng xã hội
Chúng ta không thể chối bỏ sức ảnh hưởng của mạng xã hội như thế nào đến cuộc sống của chúng ta. Việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người; tuy nhiên, người sử dụng cần chọn lọc thông tin khi chia sẻ.
Chính từ những nguồn tin tưởng chừng như không quan trọng lại có thể trở thành nguồn dữ liệu khổng lồ cho kẻ có mưu đồ xấu để tìm hiểu được những thông tin cá nhân như thời gian ở nhà, thời gian đi làm, ngày sinh, quê quán và nhiều thông tin riêng tư khác.
Cuối cùng, dù nói thể nào đi nữa, mạng thông tin là một thế rộng lớn và luôn đổi mới, phát triển. Do đó, không có biện pháp tuyệt đối để bảo vệ thông tin của trên mạng xã hội. Người sử dụng thiết bị số cần biết rằng: càng nhiều người truy cập, lổ hỗng bảo mật sẽ dễ bị phát hiện và rủi ro rò rỉ thông tin càng cao.
Đối những vấn đề riêng tư, người sử dụng nên xem xét lưu trữ vào ổ cứng của máy tính hoặc lưu trữ tại nhà dưới dạng bản cứng thay vì đưa thông tin cá nhân lên kho lưu trữ trực tuyến. Trước khi các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đảm bảo hoàn toàn về bảo mật thông tin, người sử dụng cần suy xét bảo mật thông tin bằng cách hạn chế sử dụng thiết bị điện tử hoặc các sản phẩm công nghệ có khả năng truy cập từ xa khác.
Có thể bạn quan tâm: Khủng hoảng truyền thông và 7 cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông và 7 cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Kết Luận
Trong thời đại công nghiệp 4.0 việc chia sẻ, cập nhật thông tin và giao tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội là cần thiết. Nhưng chúng ta cũng nên lưu ý để tránh khỏi những sự cố đáng tiếc khi bị lộ thông tin. Nếu như chỉ là những thông tin bình thường, không ảnh hưởng gì tới cá nhân hay doanh nghiệp của bạn thì không sao.
Nhưng nếu là những thông tin nhạy cảm đặc biệt quan trọng như những thông tin cá nhân “tuyệt mật” hay những tài liệu, công văn giấy tờ doanh nghiệp khi bị lộ ra ngoài có thể sẽ gây nguy hiểm cũng như mất mát không hề nhỏ cho cá nhân, doanh nghiệp mà bạn quản lí. Vì vậy qua những chia sẻ về việc cách tránh bị lộ thông tin. Phuoc & Associates hy vọng bạn có thể cẩn trọng hơn trong việc sử dụng và chia sẻ thông tin