Công Ty LuậtPhước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Tại sao lại chọn trọng tài thương mại thay vì tòa án?

tai sao nen chon trong tai thuong mai thay vi toa an

Tại sao lại chọn trọng tài thương mại thay vì tòa án?

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, các doanh nghiệp được thành lập mới cũng ngày càng tăng. Từ đó, các hoạt động giao dịch thương mại cũng được phát triển không ngừng. Mặt khác, các tranh chấp thương mại trong giao dịch kinh doanh là không thể tránh khỏi và ngày càng gia tăng với mức độ phức tạp hơn.

Do đó, bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp là Toà án thì Trọng tài thương mại đang là phương thức giải quyết tranh chấp mà hiện nay được các doanh nghiệp Việt Nam thường ưu tiên lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm: Trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài thương mại là gì?

Vậy tại sao lại chọn Trọng tài thương mại thay vì Toà án? Trên thực tế, Trọng tài thương mại thường được lựa chọn bởi vì các lợi ích sau đây:

Thứ nhất, tính trung lập của phán quyết trọng tài thương mại khiến nhiều doanh nghiệp mong muốn chọn lựa phương thức này. Các bên tham gia trọng tài thương mại có quyền lựa chọn các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong ngành nghề. Do đó, phán quyết trọng tài là phán quyết mang tính trung lập và đảm bảo công bằng cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, trọng tài thương mại luôn tôn trọng và đảm bảo tính bảo mật đối với thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Toàn bộ quá trình và phiên họp trọng tài sẽ được xét xử không công khai. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường, cũng như bảo mật các thông tin có liên quan đến tài chính, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, các doanh nghiệp luôn ý thức rằng bất kỳ sự ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu trên thị trường sẽ tác động không hề nhỏ đến giá trị doanh nghiệp và ảnh hưởng cả hoạt động kinh doanh thương mại.

Thứ ba, về thời gian xét xử, các tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài thương mại thường được giải quyết nhanh chóng và đơn giản hơn các tranh chấp tại Toà án. Do các thủ tục về tố tụng của trọng tài thương mại thường linh hoạt vì quy trình giải quyết tranh chấp được xây dựng phù hợp với yêu cầu tranh chấp, các bên tham gia tranh chấp cũng có thể chủ động chọn lựa về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp. Cũng chính vì sự linh hoạt này, các tranh chấp được giải quyết tại trọng tài thương mại thường được rút ngắn thời gian hơn so với Toà án. Điều này cũng giúp cho các bên tham gia tranh chấp hạn chế được sự tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

Với những thuận lợi vượt trội so với các thủ tục, thời gian giải quyết tranh chấp tại Toà án như đã nói ở trên, trọng tài thương mại đang dần trở thành một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế được ưu tiên lựa chọn bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là để sử dụng và tận dụng hiệu quả những lợi ích của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần trang bị cho mình đầy đủ và chính xác những kiến thức nền tảng về trọng tài thương mại.

Nếu bạn đang khó khăn trong quá trình tranh chấp tại trọng tài thương mại. Vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng một dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả.

Xem dưới định dạng PDF

Summary
Tại sao lại chọn trọng tài thương mại thay vì tòa án?
Article Name
Tại sao lại chọn trọng tài thương mại thay vì tòa án?
Description
bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp là Toà án thì Trọng tài thương mại đang là phương thức giải quyết tranh chấp mà hiện nay được các doanh nghiệp Việt Nam
Author
Publisher Name
Phước và Các Đồng Sự
Publisher Logo