5 Nguyên Tắc Giải Quyết Tranh Chấp Nội Bộ Doanh Nghiệp
Hiện nay, khi các nhà đầu tư cùng nhau thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp, có rất ít các nhà đầu tư quan tâm đến việc tuân thủ quy định pháp luật doanh nghiệp có liên quan như các văn bản thành lập doanh nghiệp, các văn bản mua bán, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, …. Do vậy, khi mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp xảy ra, các nhà đầu tư khó giữ quan hệ hợp tác tốt đẹp như ban đầu, mà đối đầu nhau làm ảnh hưởng tiêu cực đến công ty. Chính vì thế, việc nắm rõ các nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi về giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp cần nắm rõ như sau:
-
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp theo tinh thần thiện chí
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp này thể hiện ở khía cạnh các bên cần có thiện chí giải quyết tranh chấp vì lợi ích của công ty. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp theo tinh thần thiện chí có thể giảm rủi ro các bên đang tranh chấp tự làm suy yếu công ty của mình, gây thiệt hại cho tất cả các bên về kinh tế, uy tín, quan hệ khách hàng.
-
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp theo hướng hòa giải
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội của doanh nghiệp theo hướng hòa giải này khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua trung gian hòa giải. Chỉ khi nào việc hòa giải không đạt được hiệu quả mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán.
Có thể bạn quan tâm: 5 điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp tài sản
-
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp không qua cơ quan quản lý hành chính
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp này cho các bên nhìn từ góc độ thủ tục hành chính. Các bên không nên yêu cầu cơ quan quản lý hành chính Nhà nước giải quyết vì các cơ quan này thông thường sẽ nhìn nhận sự việc ở góc độ mà cơ quan này quản lý, do đó không giải quyết triệt để tranh chấp giữa các bên, thậm chí có thể thổi bùng một loạt tranh chấp khác.
-
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp bằng trọng tài thương mại
Khi tranh chấp phát sinh, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp cần biết đó là giải quyết bằng trọng tài thương mại để tranh chấp nhanh chóng được giải quyết, ổn định hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp này vẫn khuyến nghị phương án giải quyết bằng tòa án nếu các bên không đạt được thỏa thuận trọng tài.
-
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp nhanh chóng và kịp thời đảm bảo hạn chế gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp này nhằm hạn chế ảnh hưởng của tranh chấp đến các hoạt động và sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cần đảm bảo các biện pháp giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm và đạt hiệu quả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ngoài các nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp nêu trên, các bên còn phải lưu ý về uy tín, hình ảnh trên thương trường cũng như các yếu tố về bí mật trong kinh doanh.
Nếu gặp khó khăn về vấn đề liên quan đến nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Hàng hải, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.