Công Ty LuậtPhước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

the-tam-tru-cho-nguoi-nuoc-ngoai

Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài, từ nhà đầu tư, chuyên gia, người lao động đến những cá nhân muốn sinh sống và làm việc lâu dài. Để hợp pháp hóa việc cư trú tại Việt Nam, thẻ tạm trú là một trong những giấy tờ không thể thiếu, mang lại nhiều quyền lợi như miễn thị thực, thuận tiện đi lại, và đảm bảo quyền cư trú hợp pháp. Thẻ tạm trú không chỉ giúp người nước ngoài sinh sống hợp pháp trong thời gian dài mà còn giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí khi không phải gia hạn thị thực thường xuyên.

Tuy nhiên, không ít người nước ngoài hoặc doanh nghiệp bảo lãnh gặp khó khăn trong việc nắm bắt và tuân thủ các yêu cầu pháp lý. Bài viết Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và chi tiết về điều kiện xin cấp thẻ tạm trú, bao gồm các đối tượng được cấp, thời hạn thẻ, và những lưu ý quan trọng để cung cấp thông tin hữu ích giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Thẻ tạm trú là gì?

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thế thị thực.

Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú

Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam phụ thuộc vào từng trường hợp với những quy định pháp luật cụ thể. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;

b) Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT; bao gồm các nhóm có ký hiệu tương ứng như sau:

  • LV1 – Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • LV2 – Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  • ĐT1 – Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định
  • ĐT2 – Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
  • ĐT3 – Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
  • NN1 – Người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN2 – Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  • DH – Người vào thực tập, học tập.
  • PV1 – Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  • LĐ1 – Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  • LĐ2 – Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
  • TT – Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Các trường hợp không được cấp thẻ tạm trú là những trường hợp người nước ngoài sử dụng thị thực ngắn hạn nên không đáp ứng điều kiện để được cấp thẻ tạm trú cho nhu cầu làm việc và học tập lâu dài tại Việt Nam.

Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Thời hạn cụ thể sẽ được xác định sao cho phù hợp mục đích nhập cảnh của người nước ngoài cũng như theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bảo lãnh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lệ, thời hạn của thẻ tạm trú có thời hạn kéo dài từ 01 năm đến 05 năm phải luôn ngắn hơn ít nhất 30 ngày so với thời hạn còn lại của hộ chiếu. Do đó, trong trường hợp người nước ngoài muốn xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn dài nhưng thời hạn hộ chiếu còn ít, thì nên làm thủ tục đổi hộ chiếu trước khi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú.

Những trường hợp người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh và không được cấp thẻ tạm trú nữa, bao gồm:

  • Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
  • Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú

Sau khi đã đáp ứng đủ các Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam, người nước ngoài thực hiện các bước sau đây để tiến hành thủ tục xin cấp thẻ tạm trú:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có).
  • Bước 3: Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ sau khi được Cán bộ kiểm tra, người nước ngoài nhận giấy biên nhận. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người nước ngoài thực hiện bổ sung đầy đủ hồ sơ.
  • Bước 4: Nộp lệ phí và nhận kết quả

Trên đây là nội dung khái quát liên quan đến Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt NamPhước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

Summary
Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
Article Name
Điều Kiện Làm Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
Description
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài, từ nhà đầu tư, chuyên gia, người lao động đến