Công Ty LuậtPhước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Tranh Chấp Tài Sản Với Người Nước Ngoài Và Những Điều Cần Lưu Ý

tranh-chap-tai-san-voi-nguoi-nuoc-ngoai-va-nhung-dieu-can-luu-y

Tranh Chấp Tài Sản Với Người Nước Ngoài Và Những Điều Cần Lưu Ý

Quan hệ tranh chấp tài sản với người nước ngoài chính là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại Điều 663, Bộ Luật Dân Sự 2015(“BLDS 2015”) thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tòa án

Đối với quan hệ tranh chấp tài sản với người nước ngoài, việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án luôn là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

  • Theo vụ việc:

Hiện nay, các vụ việc về tranh chấp tài sản với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự 2015 (“BLTTDS 2015) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

  • Theo lãnh thổ:

Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về tài sản quy định tại Điều 39 của BLTTDS 2015.

Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự quy định tại các Điều 39 của BLTTDS 2015.

Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Trọng tài

Không phải chỉ Tòa án là cơ quan duy nhất giải quyết tranh chấp tài sản với người nước ngoài, trong các tranh chấp liên quan đến hợp đồng các bên còn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp tài sản bằng con đường trọng tài thông qua các trung tâm trọng tài thương mại.

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu trong tranh chấp tài sản với người nước ngoài là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm:

Các trường hợp tranh chấp tài sản với người nước ngoài không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền tài sản; bảo vệ quyền sở hữu, tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định luật Đất đai (Điều 155 BLDS 2015).

Các trường hợp khác:

  • Yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế; đối với chuyển quyền thừa kế hay bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm; yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thừa kế là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS 2015);
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm (Điều 607 BLDS 2015); và
  • Yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm (Điều 429 BLDS 2015).

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ ủy thác tư pháp

Ủy thác tư pháp về dân sự là yêu cầu bằng văn bản của tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây là hồ sơ được yêu cầu bắt buộc đối với một số trường hợp tranh chấp tài sản với người nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự;
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định;
  • Thu thập, cung cấp chứng cứ;
  • Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.

Những tài liệu quan trọng cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
  • Đối với vụ án hôn nhân (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy khai sinh của con (nếu có con); Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung (nếu có yêu cầu chia tài sản); Các giấy tờ về nợ chung (nếu có);
  • Đối với vụ án thừa kế (Giấy khai sinh, CMND, Giấy căn cước, Giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi (nếu có) để xác định diện và hàng thừa kế; Di chúc(nếu có); Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; Bản kê khai các di sản; Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường (nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản (nếu có).

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn Thủ tục tranh chấp tài sản với người nước ngoài, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm: 5 Điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp tài sản

5 điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp tài sản

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thủ tục tranh chấp tài sản với người nước ngoài cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Summary
Tranh Chấp Tài Sản Với Người Nước Ngoài Và Những Điều Cần Lưu Ý
Article Name
Tranh Chấp Tài Sản Với Người Nước Ngoài Và Những Điều Cần Lưu Ý
Description
Quan hệ tranh chấp tài sản với người nước ngoài chính là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại Điều 663, Bộ Luật Dân Sự 2015(“BLDS 2015”) thì
Author
Publisher Name
P và Các Đồng Sự
Publisher Logo