Công Ty LuậtPhước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

chuyen-nhuong-dang-ky-nhan-hieu

Chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký chỉ có hiệu lực sau khi được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Nhãn hiệu cũng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… cũng là một loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký. Vì vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu muốn có hiệu lực thì hợp đồng chuyển nhượng này sẽ bắt buộc phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Bài viết sau sẽ làm rõ cho bạn về trình tự, thủ tục cũng như những lưu ý khi chuyển nhượng và đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Điều kiện để chuyển nhượng nhãn hiệu

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; và
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Có thể bạn quan tâm Làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có những nội dung sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng; và
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có thêm nhiều điều khoản khác theo thỏa thuận của các bên, miễn là thỏa thuận này không vi phạm quy định của pháp luật. Chẳng hạn, các bên có thể quy định về loại điều khoản bảo mật, giải quyết tranh chấp tại trọng tài hòa giải

Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu theo mẫu;
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); và
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

Nếu một trong các giấy tờ trên bị thiếu hoặc không đảm bảo về nội dung, hình thức thì hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bị coi là thiếu sót và sẽ bị cơ quan tiến hành đăng ký yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Trường hợp này, người nộp hồ sơ sẽ có 2 tháng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nếu không, cơ quan đăng ký sẽ từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thời hạn thực hiện thủ tục

Nếu hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đầy đủ và hợp pháp, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành chấp thuận việc đăng ký trong thời hạn tối đa 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

Kết Luận

Trên đây là những yêu cầu và lưu ý chính khi dự định tiến hành việc chuyển nhượng nhãn hiệu. Bên cạnh đó, đối với mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những vấn đề phát sinh khác. Vì vậy, bạn nên cần đến sự trợ giúp của các tổ chức có chuyên môn trong sở hữu trí tuệ để được tư vấn thực hiên.

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thương hiệu, nhãn hiệu, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thương hiệu, nhãn hiệu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Xem dưới định dạng PDF

Summary
Chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Article Name
Chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Description
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký chỉ có hiệu lực sau khi
Author
Publisher Name
P và Các Đồng Sự
Publisher Logo