Luật Hàng Hải Quốc Tế Gồm Những Quy Định Gì?
Luật hàng hải quốc tế gồm những quy định gì? Một cách tổng quát, Luật hàng hải quốc tế là tập hợp các quy tắc, quy định pháp lý để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải quốc tế.
Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải quốc tế theo bao gồm:
- Quan hệ phát sinh từ hoạt động vận tải đường biển, người vận chuyển, người thuê vận chuyển, giữa chủ hàng và chủ tàu, người khai thác tàu, hợp đồng đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, giao nhận hàng hóa; giữa người bảo hiểm, quan hệ về sở hữu tàu, cầm cố, bắt giữ hàng hải, bắt giữ tàu biển, cứu hộ hàng hải.
- Quan hệ phát sinh giữa các quốc gia liên quan đến tàu biển hoạt động trong các vùng biển, quốc gia tàu mang cờ, quốc gia có cảng, quốc gia ven biển, quy định về cấu trúc của tàu, an toàn hàng hải, phòng chống ô nhiễm biển, trang thiết bị của tàu, về điều kiện và khả năng chuyên môn của thuyền viên.
- Quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính hàng hải, quản lý cảng biển và luồng hàng hải; an toàn an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; quản lý tàu biển và thuyền viên.
Như vậy, dưới góc độ quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải quốc tế, Luật hàng hải quốc tế gồm những quy định gì? phải được xem xét bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, các quy tắc, quy định pháp lý của Luật hàng hải quốc tế được xuất phát từ các điều ước quốc tế, tập quán hàng hải quốc tế, các án lệ, học thuyết của chuyên gia và các luật quốc gia trên lĩnh vực hàng hải.
Do đó, dưới góc độ các điều ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam ký kết, gia nhập, Luật hàng hải quốc tế gồm những quy định gì? sẽ bao gồm:
-
Điều ước quốc tế của Tổ chức hàng hải thế giới (IMO)
- Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948 (Sửa đổi năm 1991, 1993)
- Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965
- Công ước quốc tế về mạn khô, 1966
- Nghị định thư 1988 sửa đổi Công ước quốc tế về mạn khô, 1966
- Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969
- Nghị định thư năm 1992 của Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu
- Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển, 1972
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973 (sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 và Nghị định thư 1997)
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974
- Nghị định thư 1978 sửa đổi Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974
- Nghị định thư 1988 sửa đổi Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974
- Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1976
- Sửa đổi năm 1988 của Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1976
- Hiệp ước khai thác về tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1976
- Sửa đổi 1988 của Hiệp ước khai thác về tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế 1976
- Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh đối với thuyền viên, 1978, được sửa đổi 1995
- Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, 1979
- Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988
- Nghị định thư ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải đối với các giàn khoan cố định ở thềm lục địa, 1988
- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm từ dầu nhiên liệu, 2001
2. Điều ước quốc tế của Liên hiệp quốc
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, 1982
3. Điều ước quốc tế của Tổ chức lao động thế giới
Công ước số 186 về Lao động Hàng hải của Tổ chức lao động quốc tế
Ngoài ra, Luật hàng hải quốc tế gồm những quy định gì?, đó là các điều ước quốc tế song phương và khu vực khác về hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Bên cạnh đó, Luật Hàng hải quốc tế cũng bao gồm các quy định pháp lý về lĩnh vực hàng hải của pháp luật quốc gia.
Trên đây là nội dung khái quát về Luật hàng hải quốc tế gồm những quy định gì?. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về vấn đề Luật hàng hải quốc tế, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.