Công Ty LuậtPhước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Thẩm định pháp lý khách hàng nên hay không?

tham-dinh-phap-ly-khach-hang

Thẩm định pháp lý khách hàng nên hay không?

Việc thẩm định pháp lý khách hàng để xem xét khách hàng có đủ điều kiện về mặt pháp lý hay không để thực hiện một công việc liên quan cụ thể nào đó. Nhưng việc nên hay không thẩm định pháp lý khách hàng tùy thuộc vào chủ thể thực hiện thẩm định pháp lý. Có trường hợp nên thực hiện việc thẩm định pháp lý khách hàng lại có trường hợp không nên, cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Đối với chủ thể là tổ chức cấp tín dụng, hoặc đương sự muốn thẩm định pháp lý đang có nhu cầu giao dịch, hợp tác đầu tư và/hoặc mua lại vốn của một khách hàng đối tác khách hàng

Việc thẩm định pháp lý rất quan trọng đối với tổ chức cấp tín dụng hoặc ngân hàng khi cấp tín dụng cho vay vì đây là căn cứ đầu tiên để đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng. Vì khi rủi ro xảy ra cán bộ cấp tín dụng hoặc những người liên quan đến khoản vay tại ngân hàng có thể vướng vào việc bị khởi tố trong những vụ án hình sự.

Bước thẩm định pháp lý khách hàng cũng là công việc bắt buộc trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, Luật có quy định mức tối thiểu các nội dung thẩm tra pháp lý khách hàng như: xác định cụ thể người có liên quan của khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng, khách hàng và người có liên quan, căn cứ kết quả xếp hạng tín nhiệm của khách hàng (nếu có), bao gồm cả xếp hạng tín nhiệm tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác…

Không mang tính bắt buộc thực hiện thẩm định pháp lý khách hàng như đối với tổ chức cấp tín dụng nhưng việc doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động thẩm định pháp lý khách hàng là một bước thực hiện cần thiết quan trọng trong việc ra quyết định thực hiện giao dịch, hợp tác đầu tư, mua lại vốn…vì một lỗ hổng về mặt thẩm định pháp lý khách hàng có thể kéo theo hậu quả lâu dài đối với với doanh nghiệp.

Đối với chủ thể là hãng Luật, công ty Luật, hoặc các trung tâm cung cấp dịch vụ thẩm định pháp lý khách hàng

a) Theo yêu cầu của khách hàng

Khi khách hàng (doanh nghiệp) có thể tự yêu cầu việc thẩm định pháp lý khách hàng lý do từ yêu cầu của công ty mẹ nhằm chứng minh công ty đã đáp ứng được các yêu cầu, thủ tục niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cũng có trường hợp khách hàng muốn xin ý kiến tư vấn của các nhà làm luật về hồ sơ thẩm định pháp lý bản thân để tự hoàn thiện hơn nội dung này.

có thể bạn quan tâm Hồ sơ thẩm định pháp lý công ty gồm những gì?

Hồ sơ thẩm định pháp lý công ty gồm những gì?

b) Tự thẩm định pháp lý khách hàng không yêu cầu

Hành vi này không được phép đối với tất cả các hãng luật lớn, Luật sư, nhà cung cấp dịch vụ pháp lý… Phải tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên tắc tôn trọng khách hàng và tin tưởng khách hàng tuyệt đối, việc thẩm định pháp lý khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng yêu cầu.

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn thẩm định pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Tư vấn pháp luật Lao động, Tư vấn Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn thẩm định pháp lý cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Summary
Thẩm định pháp lý khách hàng nên hay không?
Article Name
Thẩm định pháp lý khách hàng nên hay không?
Description
Việc thẩm định pháp lý khách hàng để xem xét khách hàng có đủ điều kiện về mặt pháp lý hay không để thực hiện một công việc liên quan cụ thể nào đó. Nhưng việc
Author
Publisher Name
P và Các Đồng Sự
Publisher Logo