Tuân thủ pháp luật và những rủi ro doanh nghiệp thường mắc phải dưới góc nhìn luật sư
Quản trị rủi ro pháp lý và tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp ngày nay không còn là khái niệm xa lạ đối với các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thậm chí việc thiết lập phòng ban riêng để quản trị, phân tích những rủi ro; hoặc liên kết với các nhà cung cấp bên thứ ba (“agency”) để được hỗ trợ các công cụ, hoặc được hỗ trợ theo một kế hoạch cụ thể nhằm mục đích giảm thiểu tối đa những nguy cơ rủi ro có thể gặp phải và đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Đã có nhiều bài viết phân tích khái quát các nội dung về quản trị rủi ro pháp lý cho chúng ta thấy được cái nhìn toàn cảnh và việc cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp.
Bài viết hôm nay phân tích về nội dung quản trị rủi ro pháp lý liên quan đến việc tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp dựa trên kiến thức thực tế từ việc cung cấp dịch vụ pháp lý và kinh doanh thương mại.
Rủi ro trong doanh nghiệp xác định là một sự kiện xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để lại sự cố cho doanh nghiệp, có những sự kiện có thể lường trước được cũng có những sự kiện thuộc về sự bất khả kháng.
Sự ảnh hưởng này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục tiêu đề ra, phương hướng hoạt động, vận hành của doanh nghiệp. Việc xác định nguồn đối với rủi ro rất quan trọng trong việc phân loại rủi ro cũng như xây dựng phương án phòng vệ tương ứng cho từng loại.
Hành vi xây dựng phương án phòng vệ này cũng là một trong những hoạt động quản trị rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Quản trị rủi ro pháp lý bao hàm một chuỗi rất nhiều các hoạt động như phân tích, xác định, đánh giá, co giãn nguồn lực, phòng ngừa ngăn chặn và phản vệ.
Có thể quan tâm: Tại sao việc quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp là cực kì quan trọng
Thuật ngữ quản trị rủi ro được các các Luật sư, các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, các hãng kiểm toán quốc tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp sử dụng rất nhiều. Khái niệm định nghĩa chính thống về thuật ngữ này vẫn chưa có tài liệu chính thức, tuy nhiên căn cứ các từ điển lớn như Cambridge[1] hay Black’s Law[2], rủi ro được hiểu như việc có thể hoặc không thể xảy ra đối với một sự kiện gây nguy hiểm; hoặc sự mất mát, sự tổn thất, hậu quả từ sự tiêu cực.
Rủi ro về tuân thủ pháp luật không khác gì một cái bẫy lớn đối với doanh nghiệp, từ khi doanh nghiệp còn “thai nghén” ý tưởng ngành nghề kinh doanh thì Luật đã điều chỉnh rõ ràng các hành vi nhằm chống lại sự bất tuân thủ về mặt pháp lý trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Vậy thì các doanh nghiệp thường chọn cho mình vùng an toàn hạn định, và không cho phép doanh nghiệp bước qua ranh giới đó, điều luật cho phép thì doanh nghiệp làm, cấm thì doanh nghiệp không làm.
Vậy vấn đề khuyết điểm khi thực hiện biện pháp phòng vệ này liên quan đến những việc pháp luật không đề cập đến. Đối với pháp luật Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại cho phép làm những điều mà pháp luật không cấm, doanh nghiệp khi thực hiện phương pháp này một cách quá an toàn sẽ gặp phải việc “khuôn rập hóa” mô hình kinh doanh, khiến ý tưởng về sự đột phá sẽ không còn nữa và doanh nghiệp cũng khó mà phân định được rõ ràng ranh giới của biện pháp này.
Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn quản trị rủi ro pháp lý doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Tư vấn pháp luật Lao động, Tư vấn Thuế, Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp, Tranh tụng tại tòa. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn quản trị rủi ro pháp lý doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
[1] Từ điển Cambridge https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/risk
[2] Black’s Law Dictionary, 8th edition, p.1353