Công Ty LuậtPhước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ sao cho đúng

dinh-gia-san-pham-so-huu-tri-tue

Định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ sao cho đúng

Tài sản sở hữu trí tuệ (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế…) đang ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt tại các doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ cũng đang được quan tâm hơn bao giờ hết.

Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, nhãn hiệu và thương hiệu đã trở thành tài sản chiếm tỷ trọng rất cao trong một số doanh nghiệp. Một số thương hiệu đã được định giá đến hàng trăm tỷ đô la như Cocacola.

Pháp luật đã thừa nhận sản phẩm sở hữu trí tuệ là một loại tài sản của cá nhân, tổ chức, có thể được khai thác, sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn nhằm mang lại lợi ích cho chủ sở hữu.

Thực tế, rất nhiều hợp đồng có liên quan đến chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế và các quyền khác được các doanh nghiệp tiến hành.

Do đó, để đảm bảo lợi ích của các bên liên quan, việc định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ này cần được tiến hành một cách khách quan, chính xác.

Bài viết sau đây sẽ phân tích một số lưu ý trong việc định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo việc này được tiến hành hợp lý và chính xác nhất.

Các yếu tố cần xem xét đén sản phẩm sở hữu trí tuệ khi tiến hành định giá

Khi định giá, cá nhân, tổ chức nên xem xét định những yếu tố sau của tài sản sở hữu trí tuệ:

  • Giá chuyển giao quyền sử dụng/quyền sở hữu tài sản sở hữu trí tuệ theo hợp đồng;
  • Kinh phí đầu tư để tạo ra tài sản sở hữu trí tuệ đó. Để định giá yếu tố này nhiều khi rất khó khăn. Chẳng hạn mất rất nhiều thời gian và kinh phí để tạo ra một thương hiệu hay nhãn hiệu ghi sâu vào tâm trí người tiêu dùng;
  • Lợi nhuận thu được từ việc sở hữu/sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ đó. Chẳng hạn, việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm mình sản xuất sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn việc không sử dụng bao nhiêu;
  • Tình trạng pháp lý của sản phẩm sở hữu trí tuệ (đã hay chưa đăng ký). Ví dụ, nếu nhãn hiệu chưa đăng ký thì chưa được công nhận quyền sở hữu;
  • Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ/thời hạn bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ;
  • Phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ của đối tượng SHTT;
  • Độ khó để xâm phạm quyền SHTT của đối tượng SHTT. Chẳng hạn, nhãn hiệu rất dễ bị làm giả, nhưng bí mật kinh doanh lại rất khó để tiếp cận;
  • Triển vọng phát triển của những ngành liên quan; và
  • Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao.

Phương pháp định giá tài sản sở hữu trí tuệ

Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến khi định giá tài sản sở hữu trí tuệ:

  • Phương pháp dựa vào thu nhập: theo phương pháp này tài sản SHTT sẽ được định giá dựa vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền SHTT có thể nhận được trong thời gian có hiệu lực của quyền SHTT;
  • Phương pháp dựa vào chi phí: Định giá dựa trên cơ sở chi phí để tạo ra một tài sản trí tuệ tương tự như tài sản cần định giá để ước tính giá thị trường của tài sản sở hữu trí tuệ. Sử dụng phương pháp này, cần xác định tổng các chi phí để tạo dựng và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ đó hoặc tài sản sở hữu trí tuệ tương tự; và
  • Phương pháp dựa vào thị trường: tài sản SHTT được định giá theo phương pháp này dựa vào gia của những giao dịch đối với các tài sản sở hữu trí tuệ tương tự đã giao dịch thành công trên thị trường.

Ngoài ra, còn một số phương pháp phái sinh khác, có thể kể đến như phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp định giá cao, phương pháp tiết kiệm chi phí, phương pháp tiết kiệm phí bản quyền. Tuy nhiên, những phương pháp này tương đối phức tạp và khó vận dụng.

Có thể bạn quan tâm: Trong thời kỳ 4.0 Luật bản quyền liệu có còn phát huy được tác dụng

Trong thời kỳ 4.0 Luật bản quyền liệu có còn phát huy được tác dụng?

Kết Luận

Hiện nay, quy định pháp luật về định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ còn chưa rõ ràng và thiếu nhất quán. Việc định giá phụ thuộc vào sự tính toán, mục đích và thỏa thuận của các bên liên quan. Do đó, hy vọng thông qua bài viết này, các tổ chức, cá nhân có thể tìm ra những lưu ý phù hợp đển tiến hành định giá chính xác, công bằng khi giao dịch tài sản sở hữu trí tuệ.

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thương hiệu, nhãn hiệu, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thương hiệunhãn hiệu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

Xem dưới định dạng PDF

Summary
Định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ sao cho đúng
Article Name
Định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ sao cho đúng
Description
Tài sản sở hữu trí tuệ (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế…) đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt tại các doanh nghiệp. Vì vậy việc định giá sản phẩm
Author
Publisher Name
P và Các Đồng Sự
Publisher Logo