Những lưu ý quan trọng khi đầu tư ra nước ngoài
Giai đoạn hiện nay, trước nền kinh tế mở và hội nhập toàn thế giới, việc thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài không còn là vấn đề lạ lẫm đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam. Để thực hiện thành công các dự án đầu tư ra nước ngoài, cần quan tâm các vấn đề cơ bản sau đây:
1. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Theo quy định tại Điều 52, Luật Đầu tư 2014, Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo 05 hình thức sau đây:
Thứ nhất, thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Thứ hai, Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
Thứ ba, Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
Thứ tư, Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; và
Thứ năm, Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Hình thức Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hình thức Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài hoặc mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài là hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư cần lưu ý:
– Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài; và
– Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế (được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam) được thực hiện theo các phương thức như: tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Bạn có thể đọc kĩ hơn tại bài viết: Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
2. Vốn đầu tư ra nước ngoài
Vốn đầu tư ra nước ngoài được thể hiện dưới một trong các hình thức như sau:
- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
- Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
- Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu; và
- Các tài sản hợp pháp khác.
Nếu bạn đang khó khăn trong việc tìm một luật sư tư vấn đầu tư ra nước ngoài, vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng, Đầu tư. Chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ luật sư tưu vấn đầu tư ra nước ngoài cho quý khách hàng một cách tối ưu và hiệu quả.
Xem dưới định dạng PDF