Phân Chia Tài Sản Không Có Di Chúc Ra Sao Dưới Góc Nhìn Luật Sư
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 (“BLDS”), “Di chúc” được hiểu là một loại văn bản thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thông thường, di chúc có thể được thể hiện thông qua một hình thức nhất định (có thể là thể hiện dưới hình thức viết, có thể là thể hiện dưới hình thức miệng).
Trong đó, người lập di chúc bày tỏ ý chí của mình về việc định đoạt, quyết định toàn bộ hay một phần tài sản của mình sở hữu cho một người hay cho nhiều người khác nhau.
Cũng theo BLDS 2015, trường hợp người để lại di sản thừa kế chết mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia theo quy định pháp luật, thứ tự các hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; và
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
1. Về thủ tục phân chia di sản thừa kế không có di chúc:
Công việc đầu tiên cần tiến hành là việc họp mặt gia đình để công bố về cách thức phân chia trên cơ sở quy định của pháp luật (BLDS 2015).
Sau khi đã thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản thừa kế thì bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 58 Luật Công chứng 2014.
2. Về hồ sơ thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm có:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch;
- Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế (trường hợp tự soạn thảo);
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
- Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế; và
- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
3. Về thời hiệu: Kể từ thời điểm mở thừa kế theo quy định tại Điều 623, BLDS 2015:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Trong khoảng thời gian này, những người được hưởng thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản, xác nhận quyền thừa kế đối với di sản.
Có thể bạn quan tâm 5 điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp tài sản
Kết Luận
Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn Thủ tục phân chia di sản thừa kế, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Tư vấn luật Lao động và Việc làm, Tư vấn Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thủ tục phân chia di sản thừa kế cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.