Quy Định Bồi Thường Thiệt Hại Trong Lĩnh Vực Xây Dựng
Quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng trong bài viết này đề cập trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng xây dựng sẽ được giới thiệu trong một bài viết khác.
Nhìn chung, quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015.
Quan tâm đến các quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng, trước hết chúng ta cần biết điều kiện để phát sinh bồi thường là gì? Theo nguyên tắc chung của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ phát sinh quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng bao gồm các yếu tố sau: (i) Phải có thiệt hại thực tế xảy ra; (ii) Nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại; (iii) Thiệt hại phát sinh hoàn toàn không do lỗi của người bị thiệt hại; (iv) Thiệt hại phát sinh không phải do sự kiện bất khả kháng.
Ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo các quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng? Căn cứ theo Điều 605 của Bộ luật Dân sự 2015, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng có thể là: (i) Chủ sở hữu; (ii) Người chiếm hữu; (iii) Người được giao quản lý; hay (iv) Người được giao sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác. Ngoài các chủ thể nêu trên, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng có thể là người thi công nhà cửa, công trình xây dựng khác. Nếu người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại[1].
Theo các quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng, các bên có quyền thỏa thuận mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần thiệt hại dựa vào thiệt hại thực tế xảy ra, bao gồm thiệt hại về vật tài sản, sức khỏe, tính mạng và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Ngoài ra, chủ đầu tư hay chủ sở hữu công trình xây dựng phải dừng thi công và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của người bị thiệt hại, đồng thời có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng của họ bị lún, nứt hoặc hư hỏng[2].
Trên đây là nội dung khái quát về quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về quy định bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
[1] Điều 605 của Bộ luật Dân sự 2015
[2] Điều 3.2 của Thông tư 03/2018/TT-BXD